Viêm kết mạc cấp tính là căn bệnh thường xuyên xảy ra vào thời điểm giao mùa. Nhiều người cho rằng đây là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách có thể gây biến chứng về sau. Cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
19/10/2021 | Viêm kết mạc nên dùng thuốc gì và cách chăm sóc mắt đúng 29/09/2021 | Phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ mà cha mẹ nên biết 19/05/2021 | Những triệu chứng điển hình nhất của trẻ bị viêm kết mạc mắt
1. Hiểu rõ về bệnh viêm kết mạc cấp tính
Kết mạc là một lớp màng trong suốt bào phủ cả củng mạc của mắt (lòng trắng). Dưới cùng có các mạch máu và mặt trong của mi dưới, từ đó tạo nên hai túi cùng đồ trên và cùng đồ dưới. Nhờ kết mạc mắt tạo bề mặt trơn nhẵn mà nhãn cầu có thể chuyển động một cách dễ dàng. Kết mạc mắt cũng là hàng rào để bảo vệ nhãn cầu khỏi các tác nhân ở môi trường bên ngoài, các độc tố hay dị vật.
Viêm kết mạc cấp tính đúng như tên gọi, là tình trạng kết mạc bị viêm cấp tính. Các mạch máu tại vị trí kết mạc có hiện tượng sung huyết, xuất huyết ở một vị trí hoặc toàn bộ vùng củng mạc mắt. Đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết nhất, vì thế tình trạng này còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ. Kèm theo hiện tượng củng mạc mắt đỏ bất thường thì còn có triệu chứng khác như chảy dịch, mí mắt sưng do kết mạc mắt phù làm cho mắt chúng ta cảm thấy khó chịu và đau.
Viêm kết mạc mắt tuy đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm
2. Nguyên nhân gây bệnh
Để có những biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả bệnh viêm kết mạc cấp tính thì chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu gây nên. Thông thường bệnh do 3 nguyên nhân chính dẫn đến sau đây:
Do virus (Adenovirus, Picornavirus, Coronavirus)
Virus ARN (virus Corona) có khả năng gây bệnh nhưng biểu hiện bệnh nhẹ. Tuy nhiên đối với virus ADN (Adenovirus) làm biểu hiện của bệnh có thể trở nên nặng và dễ gây ra các biến chứng cho mắt như giảm thị lực,… Phần lớn những người mắc bệnh này thường do virus Adeno gây ra và đây cũng là nguyên nhân làm cho bệnh dễ lây lan, tạo thành dịch bệnh. Những người khỏe mạnh đều có thể dễ dàng bị lây khi tiếp xúc với chất tiết từ mắt hoặc lây qua đường hô hấp của người đang mắc bệnh, thời gian ủ bệnh từ 4 - 10 ngày.
Virus Adeno có tỷ lệ gây bệnh cao hơn so với những chủng khác
Do vi khuẩn (Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Haemophilus)
Vi khuẩn gây nên bệnh viêm kết mạc cấp tính thuộc nhóm vi khuẩn gram dương, rất dễ lây lan sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết. Bệnh do vi khuẩn gây ra diễn biến rất nhanh (tối cấp), nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến biến chứng thủng giác mạc.
Do dị ứng
Có một vài người mắc bệnh này do tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, mỹ phẩm, lông của vật nuôi, tá dược trong một số loại thuốc nhỏ mắt,… Trường hợp khi tiếp xúc hoặc làm việc ở những nơi có môi trường không khí ô nhiễm (mỏ than, xưởng dệt may,…) hoặc sử dụng chung dụng cụ cá nhân cũng là nguyên nhân. Bệnh do nguyên nhân này gây ra thường tái phát nhiều lần.
3. Triệu chứng của viêm kết mạc cấp
Các tác nhân gây ra bệnh này rất là khác nhau vì thế người bệnh sẽ có một vài triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân gì gây thì cũng sẽ có các biểu hiện bệnh sau đây, cụ thể:
-
Củng mạc mắt (tròng trắng của mắt) đỏ, không đau, không giảm thị lực.
-
Vùng mi mắt bị sưng nề.
-
Có cảm giác nóng, ngứa, rát bên trong mắt.
-
Cộm xốn, cảm giác có dị vật bên trong mắt.
-
Khi bệnh chuyển biến nặng xảy ra các biến chứng như: đau nhức, thị lực bị giảm.
Củng mạc mắt đỏ là triệu chứng dễ nhận biết khi viêm kết mạc
Ngoài các triệu chứng chung vừa đề cập như trên, thì bệnh còn có một vài biểu hiện đặc trưng để nhận biết được nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bệnh do virus gây nên
-
Có giả mạc: là lớp màng màu trắng đục bám vào mặt sau của mi mắt, khi lật mí mắt lên có thể bóc ra được, do chất tiết và các tế bào viêm tạo thành.
-
Chất tiết chảy ra có dạng nước, trong suốt.
Nếu bệnh do vi khuẩn gây nên
Nếu bệnh do dị ứng
-
Cảm giác ngứa rất nhiều.
-
Phù kết mạc: do huyết tương thoát khỏi thành mạch máu.
-
Chất tiết chảy ra có dạng nước, trong suốt hoặc ở dạng nhầy.
-
Có phản ứng nhú ở mí trên: hiện tượng này là do tăng sinh các biểu mô kết mạc kết hợp với sự lắng đọng các tế bào viêm.
4. Điều trị và phòng bệnh viêm kết mạc hiệu quả
Bệnh viêm kết mạc cấp tính đa phần là do virus gây ra, vì thế các bác sĩ khuyến cáo nên điều trị theo hướng làm giảm các triệu chứng hiện có. Người bệnh phải thường xuyên vệ sinh mắt và xung quanh vùng mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% bằng tăm bông hoặc khăn mềm tiệt trùng để loại bỏ ghèn, dử mắt. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng lên vùng mắt để làm giảm sự khó chịu do triệu chứng của bệnh gây nên. Các thao tác này nên lặp lại 3 - 4 lần trên một ngày.
Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc để điều trị do bác sĩ kê đơn trong trường hợp:
-
Bệnh do nguyên nhân là vi khuẩn, thì có thể dùng kháng sinh phổ rộng tại chỗ hoặc kháng sinh phổ rộng toàn thân tùy vào mức độ nặng nặng nhẹ của bệnh.
-
Bệnh do nguyên nhân là dị ứng, có thể dùng kháng dị ứng tại chỗ hoặc kháng dị ứng toàn thân và tùy thuộc tình trạng của bệnh.
Một điều lưu ý đặc biệt là trước khi vệ sinh vùng mắt hay nhỏ thuốc vào mắt, tay cần phải rửa thật sạch bằng xà phòng để tránh các tác nhân có hại tồn tại trên tay xâm nhập vào mắt khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Sau khoảng 12 ngày bệnh sẽ khỏi và mắt sẽ trở lại bình thường.
Để phòng tránh được bệnh viêm kết mạc cấp tính, mọi người nên sử dụng dụng cụ vệ sinh cá nhân riêng, hạn chế sử dụng chung với mọi người, kể cả thành viên trong gia đình. Hạn chế đưa tay lên mắt đặc biệt là thói quen dụi mắt khi có dị vật hoặc cảm thấy ngứa mắt đặc biệt lưu ý đối với trẻ em. Vì đây là nguyên nhân vừa làm cho giác mạc dễ bị tổn thương, vừa tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào mắt. Tạo thói quen rửa tay hằng ngày sau khi đi từ ngoài đường trở về nhà hoặc trước khi rửa mặt. Có thể mang kính râm hoặc kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn và ô nhiễm.
Dụi mắt sẽ tạo điều kiện mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào
Khi đã tạo được những thói quen tốt và tích cực, chúng ta có thể chủ động giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc cấp tính. Hy vọng mọi người sau khi đọc xong bài viết này sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và có thể áp dụng trong đời sống thực tiễn.