Viêm đa xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra đồng thời ở nhiều xoang, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay việc điều trị dứt điểm bệnh còn gặp nhiều khó khăn, song người bệnh vẫn có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ giúp phòng ngừa bệnh cũng được các chuyên gia y tế khuyến cáo.
10/12/2020 | Cách trị viêm xoang tại nhà bằng các bài thuốc nam dễ thực hiện 04/12/2020 | Viêm xoang mũi không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh? 23/11/2020 | Bệnh viêm xoang trán thường do những nguyên nhân nào?
1. Viêm đa xoang là gì?
Xoang là hệ gồm các hốc rỗng nằm trong xương hộp sọ, trong lòng xoang được phủ lớp niêm mạc.
Viêm đa xoang xảy ra khi niêm mạc của nhiều xoang đồng thời bị nhiễm trùng, sưng viêm. Đây thường là kết quả của viêm xoang thông thường, triệu chứng cũng tương tự nhưng nặng hơn do nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm gây lan truyền. Viêm đa xoang có hai thể là viêm cấp tính và mãn tính. Trong đó triệu chứng của viêm đa xoang cấp tính thường rầm rộ còn viêm mãn tính thường dai dẳng, âm thầm.
Xoang là một hệ thống thông khí nằm trong hộp sọ
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Giống như nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác, nguyên nhân gây viêm đa xoang thường là vi khuẩn, virus hoặc nấm. Đôi khi đây là kết quả do dị ứng gây ra. Nếu để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành mãn tính thì điều trị rất khó khăn, dễ biến chứng.
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh:
Cơ địa dị ứng
Những người bị dị ứng thì niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, lỗ thông xoang bị bít tắc thì đó dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm xoang. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp dị ứng hoặc hen suyễn đều bị bệnh này.
Viêm đa xoang có thể là hậu quả của dị ứng
Môi trường sống ô nhiễm
Vi khuẩn hoặc tác nhân gây dị ứng từ môi trường sống rất nhiều, kết hợp với cơ địa nhạy cảm làm tăng nguy cơ bị bệnh. Cụ thể, các tác nhân nguy cơ từ môi trường bao gồm: khói thuốc lá, bụi, khói bếp,… Vi khuẩn thường xâm nhập gây viêm mũi trước, sau đó mới lan sang gây viêm xoang.
Sức đề kháng kém
Ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém, không chỉ nguy cơ bị viêm đa xoang tăng mà cũng dễ bị viêm các bộ phận khác hơn. Bệnh ở những người sức đề kháng kém thường tiến triển nặng, khó điều trị, cần chăm sóc y tế và kiêng khem cẩn thận hơn.
Vệ sinh kém
Vi khuẩn gây viêm xoang có thể xâm nhập qua vật dụng cá nhân hoặc tay không được vệ sinh sạch sẽ, qua hành động lau mũi, vệ sinh mũi.
Dù viêm đa xoang có thể xuất hiện ở bất cứ ai song những người có cơ địa dị ứng, nhất là người bị viêm nhiễm đường hô hấp lân cận là nguy cơ cao nhất. Cụ thể là viêm mũi, viêm tai, viêm họng mãn tính, viêm amidan,… lan sang gây viêm xoang.
Môi trường ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây viêm đa xoang
Những người có cấu trúc mũi đặc thù như vách ngăn mũi dày, lệch, vẹo, vẹo vách ngăn,… dễ bị bệnh hơn và bệnh cũng dai dẳng khó điều trị hơn. Cần cẩn thận với bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm xoang với những người thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất, nấm mốc, khói bụi,…
1.2. Triệu chứng của bệnh
Viêm đa xoang có triệu chứng tương tự như viêm xoang thông thường, tuy nhiên thường nghiêm trọng và kéo dài hơn do nhiều phần xoang bị viêm và đau đớn lan rộng hơn.
Bệnh nhân viêm đa xoang sẽ có các triệu chứng sau:
-
Cảm giác đau nhức, có áp lực vùng xoang như má, mũi, quanh mắt.
-
Thường xuyên ho, đau họng, đau răng hoặc đau hàm.
-
Sốt.
-
Đau đầu.
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Hôi miệng do dịch viêm.
-
Suy giảm khả năng ngửi và nếm mùi vị,...
Viêm đa xoang cấp tính thường gây những triệu chứng rầm rộ và tự thuyên giảm nếu chăm sóc, điều trị tốt sau khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên nếu không loại bỏ được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ lại tái phát nhanh chóng. Nếu bị viêm đa xoang mãn tính, triệu chứng sẽ dai dẳng, kéo dài mặc dù không quá rầm rộ song ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
2. Viêm đa xoang - phương pháp chẩn đoán và điều trị
Khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Điều này giúp bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa tái phát, không nên để bệnh kéo dài và tiến triển thành mãn tính.
Triệu chứng viêm đa xoang dễ gây nhầm lẫn
2.1. Chẩn đoán
Các phương pháp thường áp dụng trong chẩn đoán viêm đa xoang gồm:
Chụp CT, MRI
Hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này cho phép quan sát giải phẫu bên trong xoang, từ đó phát hiện được dấu hiệu viêm, tích dịch hoặc bất thường khác trong xoang.
Nội soi mũi
Ống nội soi được đưa qua mũi, ở đầu có camera giúp quan sát chi tiết hình ảnh bên trong các xoang của bạn, từ đó chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
2.2. Điều trị viêm đa xoang
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà việc điều trị bệnh sẽ theo liệu trình khác nhau. Nguyên tắc là cải thiện sự thông khí và dẫn lưu ở xoang và mũi, tránh nhiễm trùng.
Trong đó, các phương pháp điều trị chính là:
Chăm sóc tại nhà
Viêm đa xoang sẽ được cải thiện và nhanh khỏi hơn nếu bệnh nhân nghỉ ngơi và chăm sóc tốt tại nhà. Một số cách giúp giảm viêm, giảm đau nhức do bệnh gồm: uống nhiều nước, rửa mũi bằng nước muối, chườm khăn ấm, nghỉ ngơi, thư giãn, chế độ ăn uống lành mạnh,…
Thuốc
Dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm toàn thân, thuốc co mạch mũi giúp lưu thông khí và dẫn lưu dịch tiết giữa xoang và mũi.
Thông rửa xoang
Cần tiến hành thông rửa xoang nếu mủ trong xoang vẫn còn nhiều.
Kháng sinh điều trị hiệu quả với viêm đa xoang do vi khuẩn
Liệu pháp miễn dịch
Với trường hợp do dị ứng, liệu pháp điều trị miễn dịch dị ứng sẽ giúp cải thiện tình trạng, bệnh nhân cần được xác định và tránh xa dị nguyên để tránh tái phát bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc polyp bên trong mũi, một vài trường hợp sẽ mở rộng lỗ xoang bị hẹp để điều trị viêm dễ dàng hơn.