Viêm đa dây thần kinh là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị? | Medlatec

Viêm đa dây thần kinh là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm đa dây thần kinh là bệnh lý về thần kinh do các nguyên nhân khác nhau gây nên. Biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh. Để nắm rõ hơn về loại bệnh này, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.


11/07/2022 | Triệu chứng điển hình của chèn ép rễ thần kinh và đám rối thần kinh cổ
08/07/2022 | Đau thần kinh bịt là gì và có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
22/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh

1. Dấu hiệu nhận biết viêm đa dây thần kinh 

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của viêm đa dây thần kinh có thể đột ngột xuất hiện hoặc tiến triển từ từ, sau đó trở thành mạn tính. Viêm đa dây thần kinh sẽ được phân loại theo vị trí bị rối loạn chức năng và các triệu chứng liên quan, cụ thể:

  • Tổn thương mạch máu cung cấp dưỡng chất cho sợi trục;

  • Bệnh lý Myelin;

  • Tổn thương sợi trục.

1.1. Tổn thương mạch máu cung cấp cho sợi trục

Nguyên nhân khiến các mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh bị tổn thương, thậm chí là nhồi máu thần kinh có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu máu cục bộ mạn tính do viêm mạch, xơ vữa hay nhiễm trùng mạch máu.

Người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như sau:

  • Triệu chứng đầu tiên xảy ra sẽ là rối loạn thần kinh vận động và thần kinh cảm giác. Bệnh nhân thường có cảm giác đau và bỏng rát;

  • Yếu và teo cơ nhưng vẫn duy trì được phản xạ;

  • Thay đổi ở da, rối loạn thần kinh thực vật (da có dấu hiệu teo và bóng).

1.2. Bệnh lý hủy Myelin

Myelin được cấu tạo dưới dạng lipid, bao bọc quanh các dây thần kinh với nhiệm vụ chính là thúc đẩy tốc độ giao tiếp điện giữa các tế bào thần kinh.

viêm đa dây thần kinh do mất Myelin phần lớn thường xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn (đặc biệt là các loại vi khuẩn có vỏ như Campylobacter), virus (đa số là HIV, virus cúm, virus đường ruột) hoặc phản ứng phụ do tiêm vaccine (vaccine cúm). Lý giải cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho rằng kháng nguyên trong hệ thần kinh ngoại vi của cơ thể bị phản ứng chéo với các kháng nguyên của các tác nhân này dẫn tới phản ứng miễn dịch (bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào hoặc cả hai) gây ra bệnh lý hủy Myelin.

Triệu chứng của viêm đa dây thần kinh có thể đột ngột xuất hiện hoặc tiến triển từ từ, sau đó trở thành mạn tính

Triệu chứng của viêm đa dây thần kinh có thể đột ngột xuất hiện hoặc tiến triển từ từ, sau đó trở thành mạn tính

Đối với những ca cấp tính, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp tiến triển và suy nhược cơ thể. Trong trường hợp bị viêm đa dây thần kinh hủy Myelin mạn tính (CIDP), biểu hiện của bệnh có thể kéo dài thành mạn tính trong thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần về sau. Người bệnh khi mắc bệnh lý hủy Myelin sẽ trải qua những triệu chứng như:

  • Cơ yếu và giảm phản xạ (xảy ra chủ yếu ở dây thần kinh sọ và dây thần kinh tủy sống);

  • Dị cảm;

  • Vẫn còn duy trì tương đối trương lực cơ và khối lượng cơ.

1.3. Bệnh sợi trục

Tổn thương sợi trục thường diễn ra ở ngọn chi, biểu hiện đối xứng hai bên hoặc bất đối xứng, đây thường là hệ quả của:

  • Mắc phải một số bệnh lý như suy thận mạn tính, đái tháo đường, bệnh Lyme;

  • Thiếu hụt dinh dưỡng (vitamin B1, B6, B12, E) hoặc lạm dụng rượu;

  • Do rối loạn chuyển hóa như suy giáp, sarcoidosis, porphyria, amyloidosis;

  • Do nhiễm hóa chất: thuốc trong hóa trị liệu, chất độc màu da cam, kim loại nặng (thủy ngân, asen, chì,...);

Triệu chứng cho thấy một người đang có nguy cơ bị tổn thương sợi trục trong bệnh lý đa dây thần kinh đó là rối loạn chức năng sợi trục lớn hoặc nhỏ, thậm chí là cả hai. Bệnh có thể tác động từ ngọn chi đến gốc chi, cảm giác tê bì như đang đeo găng tay.

2. Các biện pháp chẩn đoán viêm đa dây thần kinh

Thông thường để chẩn đoán bệnh lý này, ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp sau:

  • Điện cơ học (EMG) đo tốc độ dẫn truyền thần kinh;

  • Xét nghiệm máu để xác định các bệnh lý thần kinh nghi ngờ.

2.1. Điện cơ đồ (EMG)

Điện cơ đồ là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý thần kinh. EMG giúp phân tích tình trạng dẫn truyền thần kinh, đánh giá các triệu chứng thực thể và phát hiện dấu hiệu của viêm đa dây thần kinh.

 Điện cơ đồ là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý thần kinh

Điện cơ đồ là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý thần kinh

2.2. Các xét nghiệm cần thiết khác

Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản bao gồm:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu;

  • Xét nghiệm chức năng gan - thận;

  • Điện giải đồ;

  • Kiểm tra hàm lượng vitamin B12 và folate;

  • Xét nghiệm các chỉ số Glucose, HbA1C;

  • Xét nghiệm chỉ số mỡ máu: Triglycẻid, Cholsterol, HDL-Cho, LDL-Cho;

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: T3, FT4, TSH.

Phụ thuộc vào chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ nguy cơ bệnh lý khác mà có thể làm thêm những xét nghiệm liên quan khác như:

  • Xét nghiệm sàng lọc  viêm gan C, sarcoidosis, u hạt viêm đa khớp (còn được biết đến với tên gọi u hạt Wegener) nếu bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý những bệnh lý này;

  • Xét nghiệm đông  máu (ví dụ như protein C, protein S, homocysteine, kháng thể kháng cardiolipin, antithrombin III) nếu trong gia đình bệnh nhân hoặc bản thân bệnh nhân có tiền sử đông máu;

  • Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh có thể tiến hành sinh thiết cơ và dây thần kinh, xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để kiểm tra sự hiện diện của kim loại nặng trong nước tiểu và tìm kiếm dấu vết của arsenic thông qua điện di protein nước tiểu. Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị ngộ độc kim loại  nặng mạn tính thì cần kết hợp thăm khám vùng nách và vùng sinh dục.

3. Điều trị viêm đa dây thần kinh bằng phương pháp nào?

Mục tiêu điều trị viêm đa dây thần kinh sẽ là điều trị nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc bổ trợ. Trong đó, nếu nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của bệnh là do nhiễm độc tố hoặc tác dụng phụ của thuốc thì cần loại bỏ những tác nhân này ra khỏi cơ thể người bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt nếu đây là căn nguyên gây viêm đa dây thần kinh. Tuy có thể điều trị giảm nhẹ triệu chứng và ngăn cản sự tiến triển của bệnh nhưng thực tế các trường hợp mắc phải bệnh lý này có tốc độ phục hồi khá chậm và không chữa khỏi được hoàn toàn.

Nếu không thể chữa dứt điểm nguyên nhân thì lúc này sẽ tập trung điều trị giảm đau và hạn chế tối đa biến chứng tàn tật. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng vận động cơ. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn bao gồm thuốc chống co giật giúp giảm thiểu cơn đau thần kinh (ví dụ như giảm cảm giác bỏng rát ở chân do biến chứng của đái tháo đường), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline).

Mục tiêu điều trị viêm đa dây thần kinh sẽ là điều trị nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc bổ trợ

Mục tiêu điều trị viêm đa dây thần kinh sẽ là điều trị nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc bổ trợ

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm đa dây thần kinh, mong rằng chúng hữu ích đối với bạn. Nếu đang có nhu cầu được tư vấn về các vấn đề bệnh lý thần kinh hoặc chuyên khoa khác, bạn có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ đăng ký lịch khám và tư vấn giúp bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp