Viêm cầu thận mạn không phải bệnh lý hiếm gặp, đây còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn tính song không nhiều người biết, hiểu về căn bệnh này. Phát hiện sớm viêm cầu thận mạn và điều trị sẽ giúp bảo tồn chức năng thận, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy viêm cầu thận mạn là gì, bệnh lý này có nguy hiểm không?
20/10/2020 | Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm cầu thận
1. Viêm cầu thận mạn là gì - thông tin chi tiết và dễ hiểu
Viêm cầu thận mạn là bệnh lý liên quan đến sự tổn thương cầu thận từ từ mạn tính ở cả 2 thận, làm thận bị suy giảm gần chức năng. Tiêu biểu là tình trạng: tăng sinh, xuất huyết, phù nề, xơ hóa một phần hoặc toàn bộ cầu thận, hoại tử hyalin,… Những tình trạng này kéo dài dần dần gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến xơ teo và mất chức năng của cả hai thận.
Viêm cầu thận mạn có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào
Giống như suy thận mạn, viêm cầu thận mạn tính cũng thường tiến triển âm thầm, triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng không nổi bật. Triệu chứng thường khởi phát theo từng đợt viêm cầu thận cấp tính, kéo dài nhiều năm cho đến khi gây suy thận mạn nghiêm trọng không hồi phục.
Nguy hiểm và tiến triển âm thầm song hiện nay y học vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị triệt để viêm cầu thận mạn. Phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp kiểm soát tổn thương trở nên nặng và lan rộng hơn.
Viêm cầu thận mạn sẽ dần gây tổn thương cầu thận vĩnh viễn
Các thể bệnh này thường thay phiên khởi phát giữa các đợt không phát bệnh, dần gây phá hủy nghiêm trọng và xơ hóa thận hoàn toàn. Trong các đợt khởi phát này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:
-
Phù: mức độ phù từ nhẹ đến trung bình, khi xuất hiện hội chứng thận hư sẽ bị phù nặng và phù tái phát nhiều lên trong quá trình bệnh tiến triển.
-
Tăng huyết áp: khoảng 60% bệnh nhân bị tăng huyết áp khi chưa có suy thận và 80% tăng huyết áp khi đã có suy thận.
-
Đái ít: gặp ở những đợt tiến triển cấp tính.
-
Thiếu máu: người bệnh có da xanh xao, niêm mạc nhợt và thường bị chóng mặt.
-
Khi có suy thận, xuất hiện thêm các triệu chứng của hội chứng ure máu cao như nôn, chán ăn,…
Khi viêm cầu thận mạn tiến triển nặng thành suy thận mạn, tình trạng nhiễm độc và thiếu máu nghiêm trọng sẽ gây triệu chứng nặng hơn như: mê sảng, lú lẫn, thiếu tỉnh táo, thường xuyên buồn ngủ,…
2. Nguyên nhân gây bệnh và phân loại viêm cầu thận mạn
Ngoài nắm được viêm cầu thận mạn là gì, hiểu cơ thế gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa tốt hơn.
Theo nguyên nhân gây bệnh, viêm cầu thận mạn được chia thành 2 nhóm là viêm cầu thận mạn nguyên pháp là viêm cầu thận mạn không rõ căn nguyên và viêm cầu thận mạn thứ phát từ các bệnh lý khác. Cụ thể như sau:
2.1. Viêm cầu thận mạn nguyên phát không rõ căn nguyên
Gồm các thể sau:
-
Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Đặc điểm là sự tăng sinh tế bào gian mạch, nội mô mạch máu và tổ chức gian mạch. Thường gặp nhất là bệnh Buerger - bệnh lý cầu thận do IgA.
-
Viêm cầu thận tăng sinh ổ, đoạn: Đây là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận, có thể là một phần hoặc toàn bộ cầu thận. Các ổ viêm nằm giữa mô thận bình thường có thể lây nhiễm khiến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Viêm cầu thận mạn có thể khởi phát không lí do
-
Xơ hóa cầu thận ổ, đoạn: Đặc điểm mô bệnh học là tình trạng xơ hóa, hyalin hóa cầu thận nhưng không có hiện tượng tăng sinh tế bào.
-
Viêm cầu thận màng: Đặc điểm mô bệnh học là sự dày màng nền cầu thận do phức hợp miễn dịch lắng đọng, đồng thời không có hiện tượng tăng sinh tế bào cầu thận.
-
Viêm cầu thận màng tăng sinh: Đặc điểm là sự tăng sinh tế bào gian mạch, tổ chức gian mạch kết hợp với ổ lắng đọng phức hợp miễn dịch.
-
Viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch: Bệnh chủ yếu gây biểu hiện lâm sàng là viêm cầu thận cấp, dần tiến triển thành viêm cầu thận mạn và suy thận mạn tính. Khi đã tiến triển nặng, bệnh nhân thường tử vong nhanh chóng sau 6 tháng - 2 năm.
2.2. Viêm cầu thận mạn thứ phát
Đây là bệnh viêm cầu thận mạn tiến triển từ bệnh lý nội khoa khác, chủ yếu là bệnh lý thận hoặc tự miễn, bao gồm:
Bệnh Collagenose
Thường gặp như:
-
Lupus ban đỏ hệ thống: đây là bệnh tự miễn thường gặp ở phụ nữ, có đến 80% bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn và hội chứng thận hư thứ phát. Biến chứng suy thận giai đoạn cuối sẽ khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng dù được điều trị tích cực.
-
Bệnh viêm đa cơ và da-cơ.
-
Xơ cứng bì toàn thể: gây tổn thương nhiều cơ quan, trong đó có thận.
-
Bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp.
Viêm cầu thận mạn có thể tiến triển từ bệnh lý mạch máu
Bệnh lý mạch máu
Hội chứng Goodpasture
Bệnh thường gây khái huyết, trong đó cần ngăn ngừa tình trạng khái huyết ồ ạt dẫn đến tử vong.
Đái tháo đường
Bệnh có thể tiến triển thành viêm cầu thận mạn hoặc hội chứng thận hư, đều dẫn đến suy thận nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn
Sự tấn công của virus viêm gan, vi khuẩn giang mai, sốt rét,… có thể gây viêm cầu thận mạn.
Nhiễm độc
Hai nhiễm độc thường gặp nhất gây viêm cầu thận mạn bao gồm: penicillamine và nhiễm độc muối vàng.
Lắng đọng protein bất thường
Sự lắng đọng protein bất thường có thể xảy ra ở bệnh nhân chuỗi nhẹ/nặng, bệnh amyloidosis, bệnh Waldenstrom,…
Bệnh lý ác tính
Các bệnh lý ác tính gây viêm cầu thận mạn gồm: bạch cầu mạn, bạch cầu cấp, bệnh Kahler, sarcoma hạch,…
3. Phòng ngừa viêm cầu thận mạn hiệu quả
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận mạn, kiểm soát tối đa yếu tố nguy cơ có thể giúp phòng ngừa bệnh phần nào. Dưới đây là một số biện pháp được khuyến cáo:
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh răng họng miệng để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, trong đó nên thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận cùng với xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
-
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B, hạn chế tiếp xúc có thể gây lây nhiễm nếu chưa có kháng thể với viêm gan B.
-
Nên điều trị tích cực với các bệnh lý miễn dịch, mạn tính hoặc bệnh lý ở thận.
Nên thăm khám sức khỏe thường xuyên phát hiện bất thường ở thận
Hiểu được viêm cầu thận mạn là gì sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, hãy sớm liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và chẩn đoán. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân viêm cầu thận mạn, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.