Thận là một trong những bộ phận rất quan trọng và sự suy giảm chức năng của thận cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến thận là tình trạng viêm cầu thận. Mặc dù, căn bệnh này không gây tử vong tức thời nhưng những biến chứng của bệnh cũng khiến chất lượng cuộc sống bệnh nhân bị giảm sút.
09/10/2020 | Tất tần tật thông tin về căn bệnh nguy hiểm - suy thận 28/09/2020 | Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ thận 23/09/2020 | Phương pháp điều trị hiệu quả tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)
1. Một số thông tin tổng quan về viêm cầu thận
viêm cầu thận là một bệnh lý được gây nên do cầu thận bị viêm (ở các mạch máu hoặc các tiểu cầu). Trong khi đó, thận lại đảm nhận nhiệm vụ chính là lọc máu, loại bỏ những chất thải, góp phần tạo máu và hỗ trợ sự ổn định huyết áp. Vì thế, bất kỳ bệnh lý nào phát sinh từ thận cũng gây cản trở và suy giảm khả năng hoạt động của bộ phận này. Khi cầu thận bị viêm, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như tăng huyết áp, phù, nước tiểu đổi màu,...
Có nhiều cách phân loại bệnh cầu thận. Theo hội thận học Pháp 2003 người ta chia làm 2 loại: viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn. Ở mỗi thể, các bác sĩ cho rằng các nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng cũng có sự khác biệt. Cụ thể như:
Bệnh viêm cầu thận được chia thành mấy loại?
1.1. Viêm cầu thận cấp
Là hiện tượng cầu thận bị viêm cấp tính, phát sinh do người bệnh bị vi khuẩn tấn công ngoài da hoặc xảy ra sau khi viêm họng. Theo phân tích của các chuyên gia thì loại vi khuẩn gây bệnh là liên cầu khuẩn tan huyết β của nhóm A. Đồng thời, đây còn là bệnh lý phức hợp miễn dịch (biến chứng của những căn bệnh tự miễn) nên bệnh nhân thường hồi phục sau 4 - 6 tuần điều trị.
1.2. Viêm cầu thận mạn
Là hiện tượng cầu thận bị viêm mạn tính, có thể phát triển âm thầm từ vài tháng đến vài năm dẫn đến xơ teo thận. Quá trình tiến triển của bệnh trải qua từng đợt cấp, sau một thời gian thành suy thận mạn tính và không có khả năng hồi phục. Do đó, mọi người cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của bệnh từ giai đoạn đầu.
2. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Sự suy giảm chức năng của thận xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như viêm cầu thận. Vậy căn bệnh này được gây nên do đâu? Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân:
-
Người vừa khỏi bệnh viêm họng hoặc nhiễm vi khuẩn ngoài da dưới sự tấn công của liên cầu khuẩn thuộc tan huyết β của nhóm A. Trong đó, những type phổ biến khiến cầu thận bị viêm cấp tính là 4, 12, 13, 25, 31 và 49.
-
Lupus ban đỏ hệ thống: bên trong thận gồm có nhiều mô và những kháng thể tồn tại trong Lupus ban đỏ hệ thống có khả năng tấn công, làm suy giảm và phá hủy những chức năng của thận.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh phổ biến
-
Bệnh đái tháo đường: lượng đường trong máu tăng hoặc giảm quá mức kiểm soát có thể dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận.
-
Bệnh Buerger - một bệnh lý liên quan đến thận do lượng kháng thể IgG tích trữ trong thận gây nên.
-
Cầu thận xơ hóa khu trú: tình trạng nhiều mô sẹo trên thận gây nên hội chứng thận hư hoặc ảnh hưởng đến chức năng của thận.
-
Một số loại hóa chất và thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của thận.
Dùng nhiều thuốc kháng viêm không Steroid mạnh
-
Ngoài ra, một số nguyên nhất khác ít gặp như mạch nhỏ dạng nút bị viêm, bệnh Goodpasture, viêm thận do mao mạch dị ứng Henoch - Schonlein,...
3. Các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm cầu thận thường có những triệu chứng khác nhau hoàn toàn. Do đó, các dấu hiệu nhận biết bệnh lý này khá đa dạng và không phải ở bệnh nhân nào cũng xuất hiện biểu hiện lâm sàng. Thực tế, một số trường hợp mắc bệnh nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, quá trình tiến triển của bệnh diễn ra một cách âm thầm. Ngược lại, cũng có rất nhiều bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng như:
3.1. Phù
Phù là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận, đặc biệt là cầu thận bị viêm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng mặt, mu bàn chân bị sưng phù, hai mí mắt bị nề. Vào buổi sáng, triệu chứng phù thường nặng hơn và giảm dần về chiều, đồng thời người bệnh ít mắc tiểu, nước tiểu có màu sẫm.
Chân phù - ấn xuống thường bị lõm nhiều
Biểu hiện phù nề trên cơ thể thường xuất hiện khoảng 10 ngày đầu và giảm dần trong những ngày sau nếu người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là cách nhận biết tình trạng cầu thận bị viêm đã thuyên giảm. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị viêm mạn tính, biểu hiện phù thường rất ít và rất khó phát hiện. Ở trường hợp này, nếu bệnh nhân vẫn vận động bình thường thì một số vị trí trên cơ thể có thể phù to và dễ dàng nhận biết. Đồng thời, xuất hiện cảm giác trướng ở cổ, tinh hoàn bị tràn dịch,...
Huyết áp tăng là biểu hiện lâm sàng khá phổ biến ở người mắc bệnh, đặc biệt ở giai đoạn cấp tính. Một số người bệnh nặng có thể xuất hiện những cơn tăng huyết áp phát sinh bất ngờ và kéo dài liên tục trong vài ngày. Kèo theo đó là những triệu chứng đau nhức, hôn mê, choáng váng.
Ở bệnh nhân bị viêm mạn tính, triệu chứng tăng huyết áp không phổ biến nhưng thường xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời, triệu chứng này còn xem là biểu hiện để nhận biết khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn suy thận mạn tính không có khả năng hồi phục. Tình trạng huyết áp cao xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài có thể khiến cho đáy mắt bị tổn thương, tai biến mạch máu não hoặc suy tim.
3.3. Tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu toàn bãi (tức ra máu xuyên suốt quá trình tiểu), nước tiểu có màu như nước nấu rau dền, nước rửa thịt và không đông. Số lần đi tiểu ra máu toàn bãi thường khoảng 1 - 2 lần/ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện trong những ngày đầu tiên hoặc tái phát ở những tuần thứ 2, thứ 3.
Tiểu ra máu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân
Những bất thường ở nước tiểu là triệu chứng thường được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh viêm cầu thận. Điển hình như thiểu niệu, lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày rất thấp, dưới 500ml/ngày. Tình trạng này thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh và có thể kéo dài khoảng 3 - 4 ngày. Bên cạnh đó, khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả lượng protein niệu rất thấp, khoảng 0,5 - 2g/ngày.
3.5. Một số triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu đặc trưng trên, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:
-
Ở bệnh nhân bị viêm cấp tính thường có biểu hiện bị suy tim.
-
Những cơn sốt nhẹ, kéo dài ở nhiệt độ từ 37.5 đến 38.5 độ C.
-
Vùng thắt lưng thường xuyên bị đau, có thể đau dữ dội hoặc ầm ĩ trong thời gian dài. Điều này cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày.
-
Xuất hiện cảm giác đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc ói, một số trường hợp bệnh nhân bị đau bụng cấp. Bên cạnh đó, khi đi đại tiện thường thải ra phân lỏng.
Thường xuyên cảm thấy đau hoặc chướng bụng
-
Thiếu máu: mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có một số bệnh nhân bị thiếu máu, sắc da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, thường xuyên có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Những triệu chứng này thường xuất phát từ sự thiếu dinh dưỡng nhưng cũng có thể vì suy thận mạn tính dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính.
Với những chia sẻ chi tiết về các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm cầu thận, hy vọng mọi người dễ dàng nhận biết bệnh. Đồng thời, khuyến khích các bạn nên quan tâm sức khỏe của mình, trong trường hợp mắc bệnh thì nên điều trị sớm để tăng khả năng hồi phục.