Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách phòng ngừa ra sao? | Medlatec

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách phòng ngừa ra sao?

Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển hoàn thiện. Trong đó, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh quan tâm và lo lắng. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy và thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm khác.


26/11/2021 | Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
26/11/2021 | Lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh nguy hiểm ra sao?
25/11/2021 | Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho
23/11/2021 | 5 cách xử trí chướng bụng ở trẻ sơ sinh vừa an toàn lại hiệu quả

1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt?

Bình thường trẻ sơ sinh đi ngoài khoảng 5 đến 7 lần/ ngày, phân của trẻ có màu vàng và hơi mềm. Tuy nhiên, do sức đề kháng kém cùng với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị tiêu chảy, nhất là những trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi. 

Đối với những trường hợp trẻ bị tiêu chảy, tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn 10 lần trong một ngày cùng với tình trạng phân lỏng, có hiện tượng sủi bọt, đồng thời trẻ quấy khóc, bỏ bú, chán ăn,… thì mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ. 

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

  •  Do bú sữa trước của mẹ

Sữa trước của mẹ thường có chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng hơn và cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài. Phần sữa sau sẽ đặc và nhiều dưỡng chất hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ tiêu chảy cho bé. 

Trẻ có thể bị đi ngoài do bú sữa trước của mẹ

Trẻ có thể bị đi ngoài do bú sữa trước của mẹ

Bên cạnh đó, nếu đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, bé cũng rất dễ bị đi ngoài do những thay đổi trong chế độ ăn của mẹ. Chẳng hạn, mẹ ăn quá nhiều đồ chiên, xào, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ thì bé cũng có nguy cơ bị đi ngoài cao hơn bình thường. 

  • Rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn 

Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là do tình trạng nhiễm khuẩn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu trước khi cho con bú mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu ti hoặc không vệ sinh sạch sẽ núm vú của bình sữa. 

Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc, chạm vào các món đồ chơi không sạch sẽ, đồ vật sử dụng hàng ngày hoặc không gian vui chơi của bé bị nhiễm khuẩn. 

  • Sử dụng sữa công thức 

Khi uống sữa ngoài, trẻ cũng có nguy cơ bị tiêu chảy hoặc táo bón do chưa quen với loại sữa mới. Mẹ có thể cho con uống đan xen giữa loại sữa cũ và sữa mới, Nếu sau khoảng 1 - 2 tuần sau đó trẻ không có triệu chứng gì bất thường mới quyết định có tiếp tục cho trẻ uống hay không. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị đi ngoài sủi bọt thì có thể là do con không dung nạp với đường lactose - một thành phần thường có trong các loại sữa công thức hay cũng có thể bé bị dị ứng với sữa bò. 

Trẻ bị đi ngoài do nhiễm khuẩn

Trẻ bị đi ngoài do nhiễm khuẩn

  • Giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm

Từ 6 tháng trở đi, trẻ bắt đầu chuyển từ giai đoạn bú hoàn toàn sữa mẹ sang chế độ ăn dặm. Khi mới bước sang thời kỳ ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé chưa quen và thích nghi với món ăn mới. Chính vì thế, khi ăn một số món ăn như bột, rau củ nghiền,… bé sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy có bọt. 

Hơn nữa, trong quá trình chế biến đồ ăn cho bé, nếu mẹ không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, an toàn cho bé thì cũng có nguy cơ dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là do dị ứng với một số loại thực phẩm. 

2. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Các bậc phụ huynh không nên chủ quan với tình trạng đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị mất nước nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp, suy nội tạng,… khiến trẻ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm theo tình trạng mệt mỏi, quấy khóc,… cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được các bác sĩ kiêm tra, chẩn đoán và khắc phục bệnh kịp thời. 

Mẹ cần đảm bảo vệ sinh núm vú bình sữa trước khi cho con ăn

Mẹ cần đảm bảo vệ sinh núm vú bình sữa trước khi cho con ăn

Lưu ý: Nếu nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy do sữa công thức, mẹ nên cho con ngừng uống ngay. Đặc biệt, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc, tự ý điều trị cho con bằng những bài thuốc truyền miện chưa có căn cứ khoa học,… Những phương pháp này không những không khiến con bạn khỏe hơn mà còn khiến tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn, gây ra những rủi ro sức khỏe không đáng có. 

Dưới đây là những phương pháp giúp trẻ phòng tránh tình trạng đi ngoài có bọt: 

  • Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ 

Như đã nói ở phía trên, chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng đối với trẻ đang bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cho bé. Vì thế, mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị,… Khi cho bé bú, mẹ cũng vắt bỏ một lượng ít sữa đầu và cho bé bú sữa sau để đảm bảo dinh dưỡng và tránh nguy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt. 

  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, các loại vật dụng của bé và không gian vui chơi của bé

Khi bị nhiễm khuẩn từ các loại đồ chơi, đồ dùng, hoặc vui chơi trong không gian không sạch sẽ, bé có nguy cơ nhiễm khuẩn và bị tiêu chảy. Bởi vậy, mẹ hãy luôn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo đồ chơi và vật dụng của bé luôn sạch sẽ, nhất là núm ti, bình sữa, bát ăn dặm,… đều cần phải được rửa bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng. Lưu ý, khi tiếp xúc với trẻ, người lớn cũng cần rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm khuẩn bệnh cho trẻ. 

Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tiêu chảy

  • Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Đối với những trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm mẹ cần bổ sung cho trẻ đa dạng nguồn thực phẩm để giúp con cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng. Mẹ cần lưu ý đến vấn đề dị ứng thực phẩm và đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến món ăn cho con. 

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, mẹ hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp