Vì sao đã tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm? | Medlatec

Vì sao đã tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm?

Cúm là bệnh dễ lây lan, có thể bùng dịch theo mùa và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không may mắc phải. Đặc biệt với các đối tượng sức khỏe yếu, sức đề kháng kém thì phòng ngừa cúm là rất quan trọng. Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả, song nhiều người lo lắng do có thông tin tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm. Điều này có đúng hay không?


16/06/2021 | Tại sao trẻ em cần tiêm vắc xin cúm và thời điểm tiêm khuyến cáo
06/05/2021 | Giải thích cho bạn vì sao tiêm vắc xin cúm vẫn bị cúm
26/04/2021 | Góc tìm hiểu: Tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm?
11/04/2021 | Hỏi đáp: Khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu hiệu quả nhất?

1. Tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm có đúng không?

Tiêm vắc xin cúm giúp hệ miễn dịch cơ thể tạo phản ứng miễn dịch sản xuất ra kháng thể chống lại tác nhân gây cúm. Do đó, nếu không may nhiễm virus gây bệnh tương ứng, chúng sẽ bị chúng sẽ bị các kháng thể này tiêu diệt và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Song thực tế, vẫn có trường hợp tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm, dưới đây là những nguyên nhân.

1.1. Do chưa đủ thời gian tác động sau khi tiêm vắc xin cúm

Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, cơ thể cần thời gian khoảng 2 tuần kể từ khi tiêm vắc xin cúm, đây là thời gian để hệ miễn dịch sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết. Do đó, nếu không may nhiễm virus cúm trong thời gian này, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh. Nguyên nhân là do tiếp xúc với virus cúm từ môi trường xung quanh, vắc xin chứa virus đã chết hoặc bất hoạt nên không có khả năng gây bệnh.

Ngoài ra cần nhớ rằng, vắc xin cúm chỉ giúp ngăn ngừa bệnh cúm với chủng virus tương ứng, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng tương tự cúm như: viêm phế quản, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, viêm phổi,…

Cơ thể chỉ có miễn dịch với chủng virus cúm có trong vắc xin

Cơ thể chỉ có miễn dịch với chủng virus cúm có trong vắc xin

1.2. Mắc phải chủng cúm không có trong vắc xin

Các loại vắc xin cúm hiện nay được nghiên cứu và sử dụng xác chết hoặc virus bất hoạt của các chủng cúm cụ thể có nguy cơ cao xảy ra hàng năm. Do đó, tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm bởi có khả năng bạn mắc phải chủng cúm ít gặp không có trong vắc xin.

Thực tế các chủng virus cúm rất đa dạng, chúng biến đổi hàng năm và tự sinh ra nhiều chủng mới. Vì thế vắc xin cúm cũng được cập nhật hàng năm nên mọi người cũng cần tiêm vắc xin mỗi năm.

1.3. Người trên 65 tuổi

Vắc xin cúm được khuyến cáo nên tiêm cho người từ đủ 6 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên với người già trên 65 tuổi thì vắc xin không mang lại hiệu quả tốt như độ tuổi trẻ hơn. Song người cao tuổi vẫn là đối tượng nguy cơ cao do hệ miễn dịch kém và thường mắc nhiều bệnh lý nền.

Hiệu quả của vắc xin cúm với người già trên 65 tuổi không mắc bệnh mạn tính, không sống trong viện dưỡng lão - môi trường dễ lây nhiễm đạt từ 40 - 70% khả năng ngừa bệnh.

Người lớn tuổi mắc bệnh mạn tính dễ gặp biến chứng do cúm hay viêm phổi cao hơn gây tử vong, do đó đối tượng này cần được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cẩn thận.

Miễn dịch không đáp ứng đủ là nguyên nhân tiêm vắc xin cúm nhưng vẫn mắc bệnh

Miễn dịch không đáp ứng đủ là nguyên nhân tiêm vắc xin cúm nhưng vẫn mắc bệnh

1.4. Miễn dịch không đáp ứng đủ sau khi tiêm vắc xin

Nguyên nhân cuối cùng khiến bạn tiêm vắc xin cúm nhưng vẫn mắc bệnh là do cơ thể không đáp ứng miễn dịch đủ với liều tiêm quy định. Trường hợp này khá hiếm gặp, nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch không ổn định hoặc hệ miễn dịch kém ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch.

Song ở các đối tượng này, dù không đạt hiệu quả ngừa bệnh tối ưu, vắc xin vẫn giúp kiểm soát khả năng bị biến chứng sẽ thấp hơn nên tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn.

2. Hiệu quả của vắc xin cúm kéo dài bao lâu?

Vắc xin cúm có cơ chế phòng bệnh là do hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng thể tương ứng với xác virus hoặc virus bất hoạt có trong vắc xin. Tuy nhiên, số lượng và hiệu lực của những kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian kéo theo hiệu quả phòng bệnh cũng giảm.

Với vắc xin cúm, để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêm hàng năm để duy trì kháng thể đủ bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, đây còn là cách để cơ thể cập nhật các chủng virus cúm mới xuất hiện có nguy cơ gây bệnh cao.

tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm

Nên tiêm vắc xin cúm trước mùa dịch ít nhất 2 tuần

Vắc xin cúm có thể tiêm phòng cho tất cả người từ 6 tháng tuổi trở lên và nên tiêm phòng ở thời điểm thích hợp.

3. Thời điểm nên tiêm phòng vắc xin cúm

Cách phòng bệnh tốt nhất với vắc xin cúm là khi bạn tiêm ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu lây lan trong cộng đồng ít nhất 2 tuần để cơ thể đủ sản xuất kháng thể bảo vệ. Như vậy, nên sắp xếp thời gian để tiêm phòng vắc xin cúm từ khoảng cuối tháng 10 đến tháng 11 phù hợp với đặc điểm dịch tễ của căn bệnh này ở nước ta.

Ngoài ra, còn tùy vào thời tiết và sự biến chủng của virus cúm mà thời điểm tiêm phòng vắc xin cúm được khuyến cáo hàng năm có thể khác nhau. Bạn có thể tiêm phòng muộn hơn nhưng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu không may nhiễm phải virus trước khi tiêm hoặc trước khi cơ thể tạo đủ kháng thể chống lại tác nhân.

Cần lưu ý với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi, cần tiêm vắc xin cúm 2 mũi, do đó, cha mẹ nên cho trẻ chủ động tiêm sớm hơn. Các mũi tiêm cần cách nhau ít nhất 4 tuần, điều này đảm bảo cơ thể trẻ có thể đáp ứng và tạo miễn dịch tốt hơn, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trẻ nhỏ cần tiêm vắc xin cúm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần

Trẻ nhỏ cần tiêm vắc xin cúm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần

Như vậy có một số nguyên nhân khiến bạn tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những phương pháp chủ động ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Bạn có thể chủ động đi tiêm vắc xin cúm tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế uy tín được cấp phép và đăng ký tiêm với loại vắc xin cập nhật mới nhất trong năm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đang tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm cho người dân, đặc biệt ở thời gian cao điểm cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. 

Để đăng ký tiêm và nhận tư vấn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp