Cúm mùa là bệnh gây ra bởi các loại virus cúm, chúng rất dễ lây lan qua đường hô hấp nên dễ gây bùng phát dịch. Mặc dù bệnh khá lành tính song cúm mùa có thể gây biến chứng cho các đối tượng như trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch,… Vì thế các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 6 tháng tuổi và người trưởng thành nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng tiêm vắc xin. Vậy tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm?
23/04/2021 | Tiêm vắc xin ngừa cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan 31/10/2020 | Hướng dẫn cách phân biệt Covid - 19 và cúm mùa 21/02/2020 | Thực phẩm dân giã phòng cúm mùa, "bí quyết vàng" chị em nên bỏ túi
1. Một số biến chứng có thể gặp do cúm mùa
Cúm mùa là bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh do nhiệt độ thấp là điều kiện lý tưởng cho các loại virus cúm sinh sôi và phát triển. Bệnh cúm mùa thường gây ra bởi 2 chủng virus phổ biến nhất là: Virus cúm A (H1N1 và H3N2), virus cúm B.
Nên chủ động tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm
Sau khi nhiễm virus, sau thời gian ủ bệnh ngắn, virus phát triển và lây lan qua dịch tiết nước bọt bắn qua không khí khi ho, nói chuyện,… Triệu chứng bệnh rất đặc trưng như: ho, chảy nước mũi, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, sốt,… Hệ miễn dịch giữ vai trò quan trọng trong tiêu diệt virus cúm, giúp hầu hết người mắc bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, virus cúm có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thường gặp ở các đối tượng nguy cơ bao gồm:
-
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
-
Người cao tuổi trên 65 tuổi.
-
Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như: hen suyễn mạn tính, phổi mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, bệnh suy thận, suy gan,…
-
Phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch.
Người suy giảm miễn dịch dễ gặp biến chứng khi nhiễm virus cúm
Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, tổn thương các cơ quan nội tạng, rối loạn huyết học,… Với mức độ phổ biến của bệnh có thể gây dịch hàng năm và nguy cơ biến chứng nặng ở các đối tượng trên, vắc xin cúm được nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng.
2. Tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm - có thể bạn chưa biết
Hiện nay, vắc xin cúm mùa chỉ giúp phòng ngừa 2 chủng cúm phổ biến nhất ở mùa dịch năm trước đó là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và 1 chủng cúm B. Có nhiều chủng virus khác cũng gây bệnh cúm mùa nhưng ít gặp hoặc chỉ xuất hiện ở 1 số vùng nên không được bổ sung trong tiêm phòng vắc xin.
Với hầu hết loại vắc xin khác, chúng ta chỉ cần tiêm phòng một lần với số mũi tiêm khác nhau để tạo đủ kháng thể. Khi cơ thể đủ lượng kháng thể này sẽ có khả năng kháng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên với vắc xin cúm, các chuyên gia khuyên trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn nên chủ động tiêm nhắc lại hàng năm.
Vậy tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm? Dưới đây là các lý di chính:
2.1. Virus cúm thường xuyên “trôi kháng nguyên”
Thực tế bệnh cúm mùa chủ yếu gây ra bởi 3 chủng virus cúm A và B, song những chủng này theo thời gian có thể xuất hiện tình trạng “trôi kháng nguyên”. Đây là kết quả của sự tiến hóa của virus cúm, chống lại hệ miễn dịch của con người.
Virus cúm có khả năng thay đổi kháng nguyên
Khi virus thay đổi tính kháng nguyên, kháng thể mà cơ thể tạo ra tương ứng với kháng nguyên cũ có thể không còn hiệu quả nữa. Vì thế các nhà nghiên cứu và sản xuất vắc xin cúm phải thường xuyên cập nhật virus cúm mới nhất lưu hành trên thế giới để điều chỉnh thành phần.
2.2. Kháng thể trong cơ thể sẽ giảm giảm
Tiêm phòng vắc xin cúm chỉ giúp tạo kháng thể thể dịch, lượng kháng thể này sẽ dần giảm đến khi không còn đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh nữa. Lúc này, chúng ta cần tiêm phòng nhắc lại để bổ sung kháng thể, thời gian tiêm nhắc lại được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra là 1 năm.
2.3. Đảm bảo sự tương đồng giữa chủng virus cúm trong vắc xin cúm và virus cúm hiện lưu hành
Virus cúm lưu hành trên toàn thế giới, song đây là hỗn hợp nhiều chủng virus khác nhau vô cùng phức tạp. Không thể nghiên cứu vắc xin chứa tất cả các loại virus cúm gây bệnh hiện có được, các nhà sản xuất chỉ có thể cập nhật hàng năm cho chủng virus thường gặp nhất. Khi đạt được sự tương đồng giữa chủng virus cúm trong vắc xin và virus hiện lưu hành, vắc xin mới đạt hiệu quả kháng bệnh tốt.
Cúm mùa thường bùng phát dịch vào mùa lạnh
3. Thời điểm thích hợp để tiêm vắc xin cúm hàng năm
Tất cả người dân nếu có điều kiện đều nên chủ động tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ bao gồm:
-
Trẻ em từ trên 6 tháng tuổi trẻ lên đến 5 tuổi.
-
Người cao tuổi trên 65 tuổi.
-
Phụ nữ mang thai.
-
Người mắc bệnh lý mạn tính.
-
Nhân viên y tế.
-
Người bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc điều trị hoặc bệnh lý liên quan.
-
Người giúp việc, giáo viên mầm non,… thường xuyên chăm sóc trẻ nhỏ.
Ở Việt Nam, bệnh cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng thành dịch lớn nhất vào 2 khoảng thời gian là tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm. Sau tiêm phòng vắc xin, sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng cơ thể mới sản xuất đủ kháng thể tạo miễn dịch chống lại bệnh. Vì thế thời điểm tiêm phòng thích hợp là trước mùa cúm từ 2 tuần đến một tháng.
Hiện nay vắc xin phòng cúm chỉ dành cho đối tượng là trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, vì thế những trẻ nhỏ hơn có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu người mẹ đã tiêm phòng trước hoặc trong khi mang thai, một phần nhỏ kháng thể có thể truyền cho trẻ và bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời. Người chăm sóc trẻ như mẹ, bà hoặc người giúp việc cũng cần tiêm phòng vắc xin cúm, tránh mắc bệnh và lây nhiễm cho trẻ.
Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai
Phụ nữ mang thai thường e ngại về việc tiêm vắc xin cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không khi thực hiện trong thai kỳ. Với đối tượng này, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai. Nếu có kế hoạch mang thai, nên chủ động tiêm phòng trước 1 - 2 tháng. Trong trường hợp chưa kịp tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ bầu có thể tiêm phòng loại vắc xin cúm bất hoạt vào 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nếu bạn thắc mắc tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm thì bởi tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm là cách để để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch cúm. Hãy sớm tiêm phòng và thực hiện các biện pháp khác như thường xuyên sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm hoặc nghi ngờ cúm, hạn chế tập trung nơi đông người trong mùa dịch,…