Khám sức khỏe trước khi mang thai là bước quan trọng cần được thực hiện trong hành trình thai kỳ của mỗi phụ nữ. Việc kiểm tra sức khỏe giúp người mẹ hiểu rõ tình trạng của bản thân, từ đó có những chuẩn bị tốt nhất chào đón đứa con của mình.
1. Lợi ích của khám sức khỏe trước khi mang thai
Khám sức khỏe trước khi mang thai là khám tổng quát về thể trạng, tình hình sức khỏe của người mẹ. Qua đó kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và nguy cơ mắc bệnh cho mẹ và bé trong quá trình thai nghén.
Khám sức khỏe trước khi mang thai để sàng lọc dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Thống kê của tổ chức y tế thế giới, hiện nay, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B đang ngày một gia tăng trong cộng đồng. Đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị viêm gan B từ 10 – 20%. Trên thực tế, tỉ lệ mẹ lây nhiễm viêm gan B cho con là từ 5 – 10%, trong đó có tới 90% trẻ chuyển sang viêm gan B mạn tính.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con từ 60 – 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Ước tính có khoảng 5 – 10% nguy cơ nhiễm viêm gan B xảy ra cho thai nhi trong tử cung do virus xâm nhập qua gai rau bị tổn thương.
Tương tự, bệnh HIV cũng lây qua đường từ mẹ sang con. Theo số liệu của BV Nhi Trung ương (Hà Nội) và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), số trẻ nhiễm HIV mới được phát hiện có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, chủ yếu gặp ở các trường hợp mẹ không được phát hiện nhiễm HIV trong khi mang thai hoặc chỉ được phát hiện HIV khi chuyển dạ hoặc mẹ nhiễm HIV không tuân thủ điều trị trong thời gian mang thai.
Để có thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ cần khám sức khỏe trước khi mang thai.
Hằng năm, Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bà mẹ mang thai là 0,19%, tương đương 3.800 thai phụ nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30 - 40%, tương đương 1.140 - 1.520 trẻ bị lây nhiễm HIV.
Do vậy, nếu người mẹ được khám sức khỏe trước khi mang thai, kịp thời phát hiện bệnh để điều trị, dự phòng thì nguy cơ lây truyền sang con sẽ giảm.
2. Các bước thực hiện khám sức khỏe trước khi mang thai?
Khám sức khỏe trước khi mang thai, người phụ nữ cần thực hiện thăm khám nhiều chức năng. Cụ thể:
Khám tổng quát:
Khi thực hiện sẽ gồm:
-
Khám lâm sàng tổng quát: Huyết áp, đo chiều cao, cân nặng.
-
Khám nội tổng quát để phát hiện các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận - tiết niệu…
-
Chụp X - quang tim phổi.
-
Siêu âm ổ bụng tổng quát.
-
Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới).
-
Kiểm tra thị lực, tư vấn phòng bệnh và phương pháp điều trị các bệnh lý về mắt.
-
Khám răng miệng tổng quát, kiểm tra tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi.
-
Khám Tai - Mũi - Họng để phát hiện các bệnh mãn tính liên quan.
-
Xét nghiệm máu tổng phân tích 18 thông số: đường máu, chức năng thận, men gan, mỡ máu…
-
Phân tích nước tiểu với 10 chỉ số: bạch cầu, hồng cầu, đạm…
Khi có các kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn trước tình trạng sức khỏe của mỗi người để có thai kỳ thuận lợi, khỏe mạnh. Mọi thông tin của bệnh nhân sẽ được giữ bí mật.
Tiêm phòng vắc xin
Phụ nữ trước khi mang thai cần được tiêm phòng một số loại bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng từ người mẹ mắc bệnh như: Cúm, sởi - rubella, thủy đậu, viêm gan B, uốn ván, HPV...
Hãy chăm sóc sức khỏe trước khi có thai.
Bởi nếu người mẹ mắc rubella, thủy đậu trong khi mang thai thì thai nhi có nguy cơ mắc dị tật.
Hoặc mắc sởi, quai bị, cúm thì nguy cơ gây sinh non, sẩy thai, thai chậm phát triển (không gây dị tật).
Đối với bệnh viêm gan B, trước khi tiêm phòng, người mẹ cần xét nghiệm để biết đã nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Nếu đã nhiễm thì việc tiêm phòng không hiệu quả. Lúc này các bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.
Do vậy các bà mẹ cần quan tâm khám sức khỏe trước khi mang thai để chủ động tiêm phòng bệnh. Đáng lưu ý là việc tiêm phải được hoàn thành trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng. Như vậy, vắc xin sẽ không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Khám sức khỏe trước khi mang thai vào lúc nào?
Để kết quả khám sức khỏe chính xác và thuận tiện cho người mẹ tiêm phòng và có các biện pháp chủ động trong thai kỳ thì việc khám sức khỏe trước khi mang thai nên được thực hiện trước từ 3 - 6 tháng khi quyết định thụ thai.
Bạn nên lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để khám sức khỏe trước khi mang thai.
Trước khi thăm khám, người bệnh nên tìm hiểu kỹ những xét nghiệm phải làm để có sự chuẩn bị chu đáo như: Nhịn ăn, nhịn tiểu…
4. Chương trình khám sức khỏe trước khi mang thai tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Để có một thai kỳ hoàn hảo và đón những em bé khỏe mạnh, đáng yêu, hãy để Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đồng hành cùng bạn. Tại đây, Bệnh viện cung cấp các gói khám sức khỏe trước khi mang thai phù hợp về giá thành, bảo đảm chất lượng.
-
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hơn 20 năm kinh nghiệm với các bác sĩ đầu ngành trong cả nước.
-
Hệ thống phòng xét nghiệm hiện đại nhất Việt Nam với những trang thiết bị được nhập khẩu từ các quốc gia có nền y tế phát triển sẽ mang tới kết quả chính xác nhất trong thời gian ngắn nhất.
-
Thủ tục nhanh gọn, người bệnh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, giá dịch vụ tương đương như bệnh viện công.
-
Bệnh viện cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.
-
Tư vấn di truyền trước khi mang thai
-
Sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh.
Các bà mẹ hãy quan tâm đến việc khám sức khỏe trước khi mang thai để bảo vệ bản thân và con trẻ.