Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính thường xuất hiện ở trẻ em. Ngoài biểu hiện mụn nước trên da thì thủy đậu còn gây biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não,... Đặc biệt, với những người đang mang thai mắc phải thì dễ gây cho thai nhi dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Vì vậy, tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
30/09/2019 | Có nên tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ không? 30/09/2019 | Tiêm vắc xin gì trước khi mang thai? Đừng bỏ qua 4 mũi tiêm sau 30/09/2019 | Có nên tiêm vắc xin 6 trong 1 không - Nỗi lòng chung của cha mẹ
1. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus Varicella gây ra. Bệnh thường lây lan với tốc độ chóng mặt, thường xuất hiện mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. Ở thời điểm phát bệnh, thường kèm theo một số triệu chứng khác như: sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, có hạch sau tai, viêm họng,... Sau đó, sẽ cảm thấy ngứa rát và khó chịu ở vị trí có các nốt xuất hiện. Một số trường hợp bị nhiễm trùng thì dịch bên trong các nốt có màu trắng đục do chứa mủ.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện với những nốt mụn nước dễ lành nhưng có thể gây nhiễm trùng và các bệnh nguy hiểm khác
Sau hơn 1 tuần, các mụn nước tự vỡ ra và hồi phục dần. Đây là giai đoạn cần vệ sinh cẩn thận vì rất dễ bị nhiễm trùng gây nguy hiểm. Ngoài ra, thủy đậu còn có khả năng dẫn đến viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa, viêm thanh quản,... Ở những bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai mà bị thủy đậu 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh có khả năng cao sẽ lây bệnh cho thai nhi, khiến em bé bị dị tật hoặc tử vong.
Đa số những người mắc phải thủy đậu là trẻ em. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng không kiêng cữ, vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thuốc đúng quy định thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu chính là biện pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả nhất.
2. Có những loại vắc xin ngừa thủy đậu nào?
Hiện nay có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu thường được sử dụng:
+ Vắc xin Varivax do Hoa Kỳ sản xuất. Được khuyến cáo tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 4 - 8 tuần;
+ Vắc xin Varicella do Hàn Quốc sản xuất và chỉ nên tiêm 1 liều duy nhất.
3. Nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu theo lịch trình như thế nào?
Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu thường tuân theo lịch:
Nên tiêm vắc xin theo lịch trình được sự tư vấn của bác sĩ để phát huy tác dụng phòng tránh bệnh tốt nhất
+ Tiêm 1 mũi khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi;
+ Trẻ từ 19 tháng đến 13 tuổi mà chưa từng mắc thủy đậu thì tiêm 1 mũi;
+ Đối với trẻ trên 13 tuổi trở lên và người lớn chưa từng mắc thủy đậu thì nên tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau khoảng 4 - 8 tuần;
+ Với những phụ nữ có kế hoạch sinh con thì nên tiêm phòng trước sinh 3 tháng;
+ Nếu bản thân chưa từng mắc thủy đậu nhưng có tiếp xúc với người đang bệnh thì nên tiêm phòng ngay sau đó 3 ngày.
4. Một số lưu ý về tiêm vắc xin ngừa thủy đậu
4.1 Trường hợp nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu
Tiêm vắc xin phòng tránh bệnh thủy đậu nên được thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Những người chưa từng mắc thủy đậu hay có nguy cơ nhiễm cao vì tiếp xúc với người bệnh;
+ Người người mắc bệnh liên quan đến bạch cầu hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch;
+ Những người làm trong ngành y tế thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân bị thủy đậu;
+ Người bị hội chứng thận hư hoặc viêm phế quản nặng.
Mặc dù tiêm vắc xin là việc nên làm vì sức khỏe chính mình và để không lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau thì không nên tiêm:
+ Những người đang bị sốt, nổi ban, dị ứng;
+ Người bị bệnh liên quan đến tim mạch, gan, thận hay những bệnh về máu khác;
+ Người bị bệnh liên quan đến bạch cầu, đang điều trị bệnh và hệ thống miễn dịch bị ức chế do xạ trị;
+ Người suy giảm miễn dịch;
+ Có tiền sử phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin ngừa thủy đậu;
+ Đã tiêm chủng các loại vắc xin ngừa bệnh khác như: sởi, rubella, quai bị,... trong vòng 1 tháng thì chưa nên tiêm tiếp vắc xin ngừa thủy đậu.
4.3 Hiệu quả của vắc xin ngừa thủy đậu
Sau khi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu phải mất thời gian khoảng 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy trong thời gian này vẫn nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt đối với mùa dịch thì trẻ em nên được tiêm trước đó ít nhất 1 tháng.
Thời gian miễn dịch có hiệu quả trong vòng 15 năm. Sau khoảng thời gian này thì nên tiêm mũi nhắc lại để phát huy tác dụng phòng ngừa.
4.4 Lưu ý sau khi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu
Sau khi tiêm vắc xin, cần lưu ý:
+ Không có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm;
+ Sau 6 tuần kể từ khi tiêm thì nên tránh tiếp xúc với người bệnh;
+ Phụ nữ đang cho con bú nên cẩn thận khi tiêm vì virus có thể được bài tiết qua sữa mẹ;
+ Giữ gìn vệ sinh cẩn thận sau khi tiêm;
+ Nếu có những biểu hiện bất thường sau khi tiêm như: co giật, sốt cao,... cần đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
5. Địa chỉ nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu?
Thủy đậu là bệnh lý lành tính, nhiều người mắc phải nhưng đa số là trẻ em. Tuy nhiên bệnh dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài việc tránh tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh sạch sẽ, thì tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là biện pháp phòng tránh an toàn, hiệu quả nhất.
MEDLATEC là địa chỉ mọi người có thể lựa chọn để sử dụng dịch vụ y tế này. Trước khi tiêm, bệnh nhân sẽ được kiểm tra có khả năng nhiễm bệnh hay không để việc phòng bệnh có giá trị. Hơn nữa, các y bác sĩ tại đây cũng tư vấn tận tình về lịch tiêm, những lưu ý sau tiêm đối với từng trường hợp cụ thể.
Mọi người để lựa chọn MEDLATEC để tiêm vắc xin và được tư vấn tận tình nhất
Khách hàng có thể chủ động bất kỳ thời gian nào trong tuần đến trực tiếp cơ sở của MEDLATEC để tiêm vắc xin. Bệnh viện mở cửa tiếp đón vào tất cả trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ. Đặc biệt, MEDLATEC có hệ thống chi nhánh trên khắp cơ nước nên mọi người có thể đến tận nơi dễ dàng hơn. Ngoài ra, có bất kỳ thắc mắc hay biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân nên trao đổi ngay với bác sĩ để được giải đáp hợp lý nhất.
MEDLATEC có rất nhiều tiện ích mà khách hàng nên lựa chọn để trải nghiệm.