Với sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực y học, hiện ngày càng có nhiều loại vắc xin phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe con người một cách hiệu quả và triệt để. Đặc biệt, tiêm vắc xin gì trước khi mang thai đang là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc và quan tâm. Hãy để MEDLATEC giúp bạn nhé!
23/09/2019 | Vắc - xin là gì? Tầm quan trọng của vắc - xin 17/09/2019 | Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin viêm gan B sau bao lâu thì tiêm lại? 20/08/2019 | Những điều bạn cần biết về vắc xin viêm gan B
1. Tiêm vắc xin Rubella
Có thể nói, Rubella là một loại virus có khả năng lây truyền mạnh qua hệ hô hấp với thời gian ủ bệnh trong cơ thể lên đến 10 - 14 ngày khiến người bệnh rất khó nhận biết. Virus này phát triển nhanh và lan rộng ở khắp nơi trên thế giới, nhất là vào mùa đông và mùa xuân.
Nếu mẹ bầu mang thai bị nhiễm virus Rubella, nhất là vào thời kỳ đầu đến dưới 12 tuần thai của thai kỳ thì cực kỳ nguy hiểm. Bởi Rubella có thể dễ dàng đi vào máu của bà bầu để vào bào thai trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Lúc này, chúng sẽ phá hủy hoặc ngăn cản sự phát triển của phôi thai, dẫn đến việc thai chết lưu hoặc hội chứng Rubella bẩm sinh - nguyên nhân gây ra các khuyết tật ở não, mắt, tai, tim.
Mẹ bầu nhiễm virus Rubella càng sớm thì tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh càng cao, cụ thể là:
+ 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật nếu mẹ bầu nhiễm Rubella khi thai nhi nhỏ hơn 12 tuần;
+ 30 - 40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật nếu mẹ bầu nhiễm Rubella khi mang thai tuần thứ 13, 14;
+ 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật khi thai được 15 -16 tuần tuổi;
+ 10% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật nếu mẹ bầu nhiễm Rubella khi mang thai được 16 - 20 tuần tuổi;
+ Dưới 1% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật nếu thai đã được 20 tuần;
Trong trường hợp phụ nữ bị nhiễm virus Rubella trước tuần thứ 18 của thai kỳ, các bác sĩ chỉ định xét nghiệm Rubella IgM trong máu cuống rốn sau tuần thứ 22 để khẳng định bé có bị nhiễm virus rubella từ mẹ truyền sang không.
+ IgM dương tính cho thấy 94% trẻ bị nhiễm virus Rubella;
+ Rubella IgM âm tính cho thấy phần lớn thai nhi không bị nhiễm virus Rubella từ mẹ sang;
Tiêm phòng Rubella là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc “tiêm vắc xin gì trước khi mang thai”
Khi mang thai, bệnh thủy đậu không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chính vì vậy, để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai và khi bé chào đời, chị em phụ nữ cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất trong vòng 1 tháng. Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở thai nhi cụ thể như sau:
+ Nếu mẹ bầu nhiễm thủy đậu trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh khoảng 0.4% với biểu hiện bên ngoài như sẹo ở da, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, tật đầu nhỏ, tinh thần kém phát triển, thậm chí thai chết lưu, sảy thai.
+ Khi thai nhi được 13 - 20 tuần tuổi thì nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh lên đến 2%.
+ Hầu như thai nhi không bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh khi thai được 20 tuần trở đi.
+ Trong trường hợp mẹ bầu nhiễm bệnh thủy đậu trước khi sinh 5 ngày và sau sinh 2 ngày thì nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa ở trẻ sơ sinh rất cao do mẹ không có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước khi sinh. Do đó, tỷ lệ sơ sinh nhiễm thủy đậu dẫn đến tỷ vong tăng lên từ 25 - 30%.
Tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé về sau
3. Tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra. Do đặc tính dễ dàng lây truyền qua dịch cơ thể và đường máu nên trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu nhiễm phải virus viêm gan siêu vi B thì có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ trong quá trình mang thai và khi sinh rất cao. Theo nhiều thống kê cho thấy, nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi chiếm khoảng 10 - 20% khi mẹ bầu nhiễm bệnh trong khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ; còn đối với 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con lên đến 90%.
Trước khi mang thai, nếu bạn muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B thì việc xét nghiệm cho cả hai vợ chồng là điều cần thiết để có thêm dữ liệu và thực hiện tiêm phòng cho cả hai nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện của thai nhi về sau.
Viêm gan B ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé
Tiêm phòng cúm là câu trả lời cho thắc mắc: “tiêm vắc xin gì trước khi mang thai”. Cúm là căn bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp mà bất kì ai cũng có thể gặp phải, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường như nước ta. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong những tuần đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm cúm nặng, kéo dài có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, gây dị tật bẩm sinh ở bé.
Tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai sẽ có hiệu lực bảo vệ từ 70 - 80%. Hằng năm, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện tiêm phòng loại vắc xin này, đặc biệt là những chị em có tiền sử bị hen phế quản hay tiểu đường.
Phụ nữ mắc bệnh cảm cúm trong quá trình mang thai nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm về sau
Có thể thấy, tiêm phòng trước khi mang thai là điều hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai và khả năng kháng thể của trẻ về sau. Rất hy vọng với những thông tin như chúng tôi vừa mới chia sẻ, quý độc giả có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc “tiêm vắc xin gì trước khi mang thai”. Ngoài 4 loại vắc xin như đã kể trên, phụ nữ trước khi mang thai cũng có thể tiêm bổ sung vắc xin viêm gan siêu vi A, quai bị, thương hàn, phổi,… để có được một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn nhé!