Vắc xin Covid-19 đang được Nhà Nước chủ trương thực hiện tiêm cho toàn dân để tạo hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Bên cạnh lợi ích to lớn thì việc xảy ra một số tác dụng phụ sau tiêm là điều khó tránh khỏi. Bài viết sau sẽ đề cập đến những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin Covid, đặc biệt là trả lời cho câu hỏi “sau khi tiêm vắc xin có được tắm không”.
06/10/2021 | Sau tiêm vắc xin Covid bao lâu thì an toàn, những tác dụng phụ sau tiêm là gì? 06/10/2021 | Tư vấn: Trước và sau khi tiêm vắc xin nên làm gì? 29/09/2021 | Cách bổ sung dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin Covid-19
1. Lợi ích khi tiêm vắc xin Covid-19
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), biện pháp tốt nhất trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất căng thẳng hiện nay là tiêm vắc xin phòng ngừa virus SARS-CoV-2.
Sau khi tiêm vắc xin có được tắm không là thắc mắc của nhiều người
Những người sau khi đã được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 sẽ ngăn ngừa đáng kể khả năng bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng bảo hộ của vắc xin là không tuyệt đối. Một số người sau khi hoàn thành đủ số mũi tiêm vắc xin, đủ thời gian vẫn có khả năng dương tính với SARS-COV-2. Nhưng những triệu chứng của bệnh sẽ nhẹ hơn và khả năng phục hồi cũng nhanh chóng, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, tiêm vắc xin cũng là biện pháp hàng đầu giúp phòng chống, dập tắt dịch, hạn chế tối đa khả năng lây lan của virus cho những người xung quanh và cộng đồng. Giúp cuộc sống của tất cả mọi người dần quay lại quỹ đạo sau thời gian dài chống chọi với dịch bệnh.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC
2. Một vài điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin
2.1. Trước khi tiêm
-
Có thể lựa chọn trang phục đơn giản và thoải mái (nên mặc áo ngắn tay) để tránh những rắc rối trong quá trình tiêm vắc xin.
-
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết mang đi như: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế, giấy ra viện, đơn thuốc hay phiếu tiêm vắc xin khác,…
-
Cần phải đeo khẩu trang và nhớ giữ khoảng cách trong suốt quá trình tiêm vắc xin.
-
Nên chủ động thông báo cho các nhân viên y tế tại buổi tiêm chủng biết tình hình sức khỏe cá nhân bao gồm: tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử mắc bệnh, tiền sử bị dị ứng hay bị sốc phản vệ thuốc, đã và đang sử dụng loại thuốc nào trong thời gian gần đây, có đang mang thai và cho con bú, có tiêm loại vắc xin nào trong thời gian gần đây,…
-
Chủ động tìm hiểu hoặc hỏi bác sĩ và nhân viên y tế một số thông tin như: về loại vắc xin được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo, những phản ứng phụ sau khi tiêm và cần chú ý điều gì, cơ sở y tế gần nhất và số điện thoại liên hệ trong trường các trường hợp khẩn cấp.
Chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng của mình trước khi tiêm vắc xin
2.2. Sau khi tiêm
-
Sau khi tiêm nên ngồi đợi 30 phút tại nơi tiêm để được theo dõi và phát hiện sớm khi có những biến chứng xảy ra sau khi tiêm.
-
Phải có người chăm sóc theo dõi ít nhất là 3 ngày đầu sau khi tiêm phòng Covid-19.
-
Không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, caffeine cả trước và sau khi tiêm.
Đối với thức uống có cồn (bia, rượu) làm tăng thân nhân nhiệt, ức chế thoát nhiệt vì vậy dễ gây mất nước cho cơ thể, làm ức chế hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng. Các phản ứng (say, buồn nôn, chóng mặt) khi sử dụng các chất có cồn rất dễ nhầm lẫn với phản ứng của vắc xin Covid-19. Đối với các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê, nước tăng lực làm tăng tần số tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp làm ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
-
Bổ sung thật nhiều nước và nước hoa quả giàu vitamin C: cơ thể có thể bị sốt do phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin làm cho cơ thể mất nước.
-
Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh, tạo tiền đề cho hệ thống sinh miễn dịch tốt: ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ thịt, cá trứng sữa, hoa quả tươi xanh. Nếu có hiện tượng buồn nôn hay mệt mỏi chán ăn thì phải chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn những thức ăn mềm như súp hoặc cháo.
-
Khi có dấu hiệu sốt nhẹ từ 38℃ có thể dùng khăn mát chườm ở những vùng trán, bẹn nách, nới lỏng quần áo để thoát nhiệt tốt, không để nhiễm lạnh. Khi sốt cao quá 39℃ cần dùng thuốc hạ sốt như: paracetamol, efferalgan liều dùng 10 - 15mg/kg/lần, khoảng thời gian giữa hai lần uống cách nhau 4 tiếng. Nếu không cắt được cơn sốt hoặc sốt lại sau 2 tiếng thì cần liên hệ với các cơ sở tế y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
-
Ngoài dùng thuốc hạ sốt, thì có thể bổ sung thêm oresol để cân bằng điện giải của cơ thể, uống thêm C sủi.
-
Nếu có thấy sưng, nóng, đỏ, đau, nổi cục tại vị trí tiêm không nên đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì lên chỗ đau, theo dõi liên tục nếu có dấu hiệu sưng to nhanh thì liên hệ gấp với cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Tuyệt đối không tự ý đắp hay bôi bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm
3. Sau khi tiêm vắc xin có được tắm không?
Sau tiêm vắc xin có tắm được không là câu hỏi chung của nhiều người. Về mặt y khoa, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa hề có bất kì nghiên cứu hoặc có các báo cáo về thông tin liên quan đến những nguy hiểm, rủi ro do tắm sau khi tiêm vắc xin.
Trong khi đó, việc tắm bằng nước nóng giúp cơ thể thoải mái, ngủ ngon hơn. Sau khi tiêm vắc xin thường có một vài triệu chứng phụ như mỏi cơ hay sốt làm cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu, tắm bằng nước nóng giúp các cơ của bạn thư giãn và bạn cũng thấy sạch sẽ, tinh thần thoải mái hơn.
Tuy nhiên, khi tắm rửa bạn cần tránh chà sát mạnh vùng tiêm để tránh làm đau và tổn thương vùng tiêm. Ngoài ra, cũng không nên ngâm mình quá lâu trong nước, sau khi tắm xong cần lau khô người và sấy khô tóc tránh để nhiễm lạnh nếu bạn đang bị sốt.
Các nhân viên y tế tại MEDLATEC lấy mẫu xét nghiệm cho người dân
Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ cũng phần nào đã giải đáp được một số thắc mắc của bạn, liệu sau khi tiêm vắc xin có được tắm không cũng như một vài câu hỏi khác. Mỗi cá nhân hãy cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc 5K, tuân thủ các quy định mà Nhà nước đề ra để sớm vượt qua dịch bệnh.