Khám thể lực định kỳ giúp đánh giá đúng thực trạng sức khỏe của mỗi người, kịp thời phát hiện bất thường để có hướng khắc phục tốt nhất. Vậy khám thể lực là khám những gì, nội dung dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể.
23/02/2023 | Mách bạn địa chỉ khám sức khỏe sinh sản chất lượng tại Hà Nội 22/02/2023 | Gói khám sức khỏe tổng quát dành cho nam giới nên đăng ký ở đâu? 17/02/2023 | Chi phí gói khám sức khỏe tổng quát là bao nhiêu?
1. Những lợi ích của việc tăng cường thể lực đối với cơ thể
Thể lực là một dạng sức mạnh, thường nghiêng về sức mạnh của cơ hoặc có thể hiểu là khả năng sinh ra động lực của cơ thể để cơ bắp có khả năng hoạt động tốt. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với vận động của mỗi con người, nếu thiếu thể lực thì dễ bị mệt mỏi và cảm thấy thiếu sức lực.
Lợi ích của việc tăng cường thể lực cho cơ thể
Tăng cường thể lực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Nâng cao sức khỏe.
- Giảm cân khoa học.
- Đời sống tinh thần dễ chịu.
- Cải thiện sức khỏe hệ tuần tuần hoàn và tim mạch.
2. Khám thể lực là khám những gì?
2.1. Các nội dung của khám thể lực
Hầu hết mọi người khó hình dung được khám thể lực là khám những gì vì thực tế đây chỉ là một phần của nội dung khám sức khỏe tổng quát. Với hạng mục thăm khám này, đại đa số các cơ sở y tế sẽ thực hiện đo cân nặng, chiều cao để có cơ sở đánh giá chỉ số BMI đồng thời đo nhịp tim, huyết áp cho người được khám.
Ngoài ra, khi khám thể lực sẽ còn thực hiện thêm các bước:
- Khám tổng quát lâm sàng: nhằm đánh giá các hệ cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp,...
- Tiến hành xét nghiệm: nước tiểu, máu.
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ở vị trí do bác sĩ chỉ định, chụp CT-Scanner, chụp MRI.
- Thực hiện thăm dò chức năng: đo loãng xương, điện não đồ, điện tâm đồ.
Mặt khác, tùy vào giới tính hoặc nhu cầu của người cần thăm khám mà bác sĩ sẽ mở rộng thêm hạng mục khám như: khám phụ khoa hoặc khám nam khoa.
Trong quá trình thăm khám, người được thăm khám cũng sẽ cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin về tiền sử mắc bệnh của bản thân và người cùng gia đình, bệnh lý di truyền hoặc bệnh lây nhiễm để bác sĩ có căn cứ cho việc đưa ra chẩn đoán chính xác.
Kiểm tra chiều cao, cân nặng là một phần của nội dung khám thể lực
Biết rõ khám thể lực là khám những gì sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt để quá trình khám trở nên nhanh chóng và thuận lợi. Đây là hạng mục nên được ưu tiên thực hiện định kỳ để phát hiện sớm những bất thường của sức khỏe, từ đó có biện pháp khắc phục sớm, giúp đạt hiệu quả cao và giảm được chi phí chữa trị.
2.2. Độ tuổi nào nên khám thể lực định kỳ?
Mỗi độ tuổi sức khỏe sẽ có những sự thay đổi và nguy cơ đối mặt với các bệnh lý khác nhau. Do đó, khám thể lực được khuyến cáo là nên tiến hành định kỳ cho mọi độ tuổi. Cụ thể các mốc như sau:
- 0 - 16 tuổi: khám sức khỏe tổng quát trong đó có khám thể lực 1 lần/năm để được tư vấn kế hoạch tiêm phòng, theo dõi các vấn đề về thị lực, cân nặng, chiều cao,...
- 18 - 25 tuổi: được tư vấn để điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm. Mặt khác, việc thăm khám cũng sẽ giúp nhận biết được tình trạng của cơ thể để có cách điều chỉnh hiệu quả.
- 25 - 40 tuổi: chủ yếu kiểm tra hoạt động gan - thận, đo cholesterol để biết được nguy xơ vữa động mạch, bệnh về tim và phòng ngừa ung thư vú (cho nữ giới).
- 40 - 60 tuổi: đo mật độ xương vì độ tuổi này cơ thể bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, dễ bị loãng xương, mắc các bệnh lý xương khớp khác và có nhiều nguy cơ đối với nhiều loại bệnh lý hơn.
2.3. Một số lưu ý khi đi khám thể lực
Nếu đã rõ khám thể lực là khám những gì thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để giúp quá trình khám thể lực đạt kết quả đúng:
Trước khi thực hiện quy trình khám, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể để người bệnh biết khám thể lực là khám những gì
- Trước khi đi khám không dùng đồ uống có ga, có chất kích thích.
- Nên nhịn ăn sáng để xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu có kết quả đúng.
- Nếu cần nội soi dạ dày thì nên nhịn ăn từ sau 21 giờ tối ngày hôm trước.
- Nếu siêu âm bụng tổng quát cần uống nhiều nước sau đó nhịn tiểu để bàng quang chứa đầy nước, bác sĩ dễ quan sát được bàng quang và buồng trứng, tử cung (ở nữ giới) hoặc tuyến tiền liệt (ở nam giới), có như vậy bác sĩ mới đánh giá được đúng tình trạng của những cơ quan này.
- Không khám phụ khoa khi đang trong chu kỳ kinh.
- Không chụp X-quang khi mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
Nói tóm lại, khám thể lực tuy chỉ là một nội dung trong khám sức khỏe tổng quát nhưng lại không thể thiếu và cần được tuân thủ đúng quy trình. Kết quả khám thể lực nói riêng và khám sức khỏe tổng quát nói chung sẽ là căn cứ để sàng lọc, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý, nhờ đó mà bạn biết cách xử lý an toàn cho sức khỏe của mình.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín về dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, được đông đảo khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn. Toàn bộ quy trình khám tại bệnh viện đều do bác sĩ đầu ngành trực tiếp tham gia, hệ thống thiết bị y tế hiện đại bậc nhất và cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Hiện tại Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện là cơ sở y tế đầu tiên và duy nhất ở nước ta đạt tiêu chuẩn quốc tế song hành chứng chỉ: CAP và tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị y khoa nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Anh, Nhật, Đức như: máy chụp cắt lớp SOMATOM GO.TOP 128 lát cắt, máy chụp cộng hưởng từ 1.5. TESLA SIGNA EXPLORE,...
Quý khách hàng cần tìm hiểu chi tiết khám thể lực là khám những gì hay cần đặt lịch khám tổng quát tại MEDLATEC có thể liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để được giải đáp chính xác và hướng dẫn cụ thể các bước đặt lịch nhanh chóng.