Ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh? | Medlatec

Ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh?

Chế độ ăn có tác động trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày. Vậy những bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh nhanh được đẩy lùi. Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.


14/04/2021 | Ưu đãi giảm 30% - Nội soi không đau bằng công nghệ NBI - Phát hiện sớm ung thư dạ dày, đại tràng
19/03/2021 | Người mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
05/02/2021 | Ung thư dạ dày và những điều chưa biết về chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori
06/01/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày qua từng giai đoạn

1. Những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày rất nguy hiểm và là một trong những bệnh ung thư ở đường tiêu hóa phổ biến nhất. Các quốc gia ở châu Á được đánh giá có tỉ lệ người mắc bệnh cao trên thế giới. Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng ngày càng gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. 

Ung thư dạ dày nên ăn gì

Ung thư dạ dày có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh tiêu hóa thông thường

Người Việt Nam thường có tâm lý e ngại chuyện khám bệnh, khám sức khỏe định kỳ, chủ quan về những vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải. Chính vì thế, rất nhiều bệnh nhân chỉ đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với những triệu chứng rất nghiêm trọng. Đây là thói quen cần phải loại bỏ sớm vì điều trị ở giai đoạn muộn thường không thể mang lại hiệu quả điều trị cao và tốn kém rất nhiều chi phí. 

Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó được phát hiện bởi triệu chứng không rõ ràng, đôi khi nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác của cơ thể. Ở những giai đoạn sau thì dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày: 

Chán ăn: Khi mắc bệnh ung thư dạ dày, bệnh nhân thường có biểu hiện chán ăn kèm theo tình trạng khó nuốt, tắc nghẽn ở cổ họng do hiện tượng đầy hơi. Người bệnh cũng hay bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, thậm chí nôn sau khi ăn. 

Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng

Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng

Giảm cân bất thường: Đây là một tình trạng khá phổ biến ở những người mắc bệnh ung thư dạ dày. Dù không áp dụng một chế độ ăn kiêng hay tập luyện nào nhưng người bệnh vẫn bị giảm cân một cách bất thường, có những trường hợp nghiêm trọng còn giảm đến 15% trọng lượng của cơ thể chỉ trong một thời gian ngắn. 

Đau bụng: Những cơn đau bụng đầu tiên sẽ ở mức độ nhẹ và càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn. Dù người bệnh có dùng thuốc giảm đau vẫn không thấy thuyên giảm. 

Nôn ra máu: Đây là dấu hiệu mà bạn nên chú ý vì rất có thể là do tình trạng ung thư dạ dày gây ra. 

Đi ngoài phân đen: Tình trạng đi ngoài phân đen có thể xuất hiện ở người bệnh ung thư dạ dày nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa khác. 

Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nếu có dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám để được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, với nền y học hiện đại, bạn có thể được tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm ngay cả khi chưa có những biểu hiện của bệnh. Đây là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất, vì nếu phát hiện sớm, việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn. 

2. Ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày. Một chế độ ăn hợp lý, khoa học sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Hơn nữa, người mắc bệnh dạ dày thường khó khăn khi ăn uống vì cảm giác chán ăn và tình trạng đầy bụng khó tiêu, cơ thể luôn mệt mỏi, vì thế họ rất cần một chế độ ăn phù hợp. 

Nấm là loại thực phẩm tốt cho người mắc ung thư dạ dày

Nấm là loại thực phẩm tốt cho người mắc ung thư dạ dày

Cụ thể như sau:

  • Lưu ý, chọn những thực phẩm sạch, đảm bảo. 

  • Thực phẩm phải đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

  • Thay vì chỉ ăn 3 bữa mỗi ngày, người bệnh có thể chia nhỏ thành 6 đến 7 bữa một ngày.

  • Những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật cần được bổ sung vitamin và khoáng chất, nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng như các món canh, súp, rau củ được xay nhuyễn,…

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như sữa, trứng,… Bổ sung sắt, canxi cho bệnh nhân từ một số nguồn thực phẩm như bắp cải, bông cải xanh và bánh mì,... và bổ sung canxi, vitamin D cho người bệnh.

  • Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo, lúa mì, ngô,... Nên ăn các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn,…

  • Bổ sung các loại rau củ tươi chính là cách tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, từ đó giúp người bệnh được tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả. 

Lưu ý, bệnh nhân có thể lựa chọn đậu phụ và nấm. Đậu phụ có chứa isoflavone giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhưng nên ăn đậu phụ tươi hay hấp hoặc luộc. Các loại nấm không chỉ là thực phẩm thơm ngon mà còn có chứa polysaccharide tốt cho hệ miễn dịch và giúp ức chế các tế bào ung thư. Hơn nữa, trong nấm cũng có hàm lượng selen và vitamin D cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Người mắc ung thư dạ dày không nên ăn thực phẩm lên men

Người mắc ung thư dạ dày không nên ăn thực phẩm lên men

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi người bị bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì. Vậy bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm nào? 

  • Như đã nói ở phía trên, chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh ung thư dạ dày. Nếu thực phẩm tốt thì sức khỏe của người bệnh sẽ được cải thiện, ngược lại nếu thực phẩm không phù hợp, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn đến niêm mạc dạ dày: 

  • Không nên ăn những thực phẩm có tính chua cay, chẳng hạn như xoài, bưởi, dấm ớt,…

  • Không nên ăn những thực phẩm lên men, chẳng hạn như dưa muối,…

  • Bảo đảm ăn chín uống sôi. 

  • Không nên ăn uống rượu bia, cà phê, trà,...

  • Không nên hút thuốc lá,…

  • Không nên uống sữa lúc đói.

  • Không nên ăn những thực phẩm quá cứng. 

  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán hoặc những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Vì đây chính là những thực phẩm có thể khiến cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn và tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.  

Nếu bạn còn thắc mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn có thể gọi đến bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp