U thần kinh nội tiết - Những thông tin bạn cần biết! | Medlatec

U thần kinh nội tiết - Những thông tin bạn cần biết!

Với nhiều người, u thần kinh nội tiết là tên gọi rất xa lạ, thậm chí chưa từng nghe qua. Vậy bản chất của khối u này là gì? Triệu chứng và nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý? Xem ngay bài viết dưới đây để cập nhập những thông tin hữu ích về vấn đề này.


13/09/2021 | Những điều bạn không nên bỏ qua về bệnh u thần kinh nội tiết
21/08/2021 | Đừng chủ quan với bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính
03/08/2021 | 7 kỹ thuật giúp chẩn đoán u thần kinh nội tiết hiện nay

1. U thần kinh nội tiết được hiểu là gì?

U thần kinh nội tiết hay neuroendocrine tumor - NET có nguồn gốc và được hình thành từ các tế bào chuyên biệt của hệ thần kinh nội tiết trong cơ thể. Các tế bào này có chức năng kiểm soát các hoạt động của cơ thể thông qua việc tiếp nhận và đáp lại tín hiệu của hệ thống thần kinh.

Trong trường hợp các tế bào thần kinh nội tiết dừng hoạt động, hoạt động bất thường hoặc bị thay đổi,… sẽ dần hình thành các khối u thần kinh nội tiết. Các tế bào chuyên biệt nói trên có thể tìm thấy ở mọi cơ quan, do vậy, các khối u này có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào.

Các khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh nội tiết có thể khởi phát ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể

Các khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh nội tiết có thể khởi phát ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể

Hầu hết các khối u thần kinh nội tiết thường được nhận định là ác tính. Các khối u này thường mất nhiều năm để hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng có thể phát triển và có diễn biến hết sức nhanh chóng.

Tên gọi của khối u liên quan đến tế bào thần kinh nội tiết thường được gọi theo vị trí hình thành khối u. Các tên gọi ứng với các vị trí thường xuất hiện của chúng có thể kể đến như: u thần kinh nội tiết thận, tuyến tụy, phổi, đường tiêu hóa,… Đây cũng xem là một cách phân loại các khối u này. 

Ngoài ra, u thần kinh nội tiết còn được chia thành khối u chức năng (sản xuất ra rất nhiều hormone) và không chức năng (không sản xuất ra hormone hoặc sản xuất không đủ hàm lượng để gây ra triệu chứng).

2. Nguyên nhân hình thành

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành của các khối u liên quan đến tế bào thần kinh nội tiết. Tuy nhiên, một vài yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hình thành của chúng đã được chỉ ra như sau:

  • Người mắc phải các hội chứng, bệnh lý di truyền như Von Hippel - Lindau, u xơ thần kinh, xơ cứng củ phức tạp, đa u tuyến nội tiết,…

  • Người có tiền sử người thân trong gia đình mắc ung thư.

  • Các khối u của tế bào thần kinh nội tiết có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng chúng có tỉ lệ cao hơn ở nữ giới, người có độ tuổi trên 60,…

  • Các yếu tố bệnh lý liên quan cũng có thể làm ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình hình thành của các khối u.

3. Triệu chứng bệnh lý khi khối u hình thành

Các khối u thần kinh nội tiết thường không có biểu hiện hay triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Hầu hết các khối u gây ra các triệu chứng bệnh lý khi chúng phát triển đủ lớn hoặc có bản chất là các khối u chức năng (sản xuất đủ nhiều các hormone). 

Triệu chứng bệnh lý của các khối u từ tế bào thần kinh nội tiết là khác nhau với từng vị trí khởi phát. Đôi khi, các dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác. 

Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh lý chung của người bệnh khi cơ thể hình thành các khối u nội tiết có thể kể đến như sau:

  • Có cảm giác đau tức, mệt mỏi bất thường do khối u hình thành và dần phát triển to lên.

  • Có thể cảm giác thấy các khối u ở phía dưới da.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Khi các khối u đủ lớn, người bệnh thường xuyên đối mặt với tình trạng mệt mỏi, sụt cân không chủ định

Khi các khối u đủ lớn, người bệnh thường xuyên đối mặt với tình trạng mệt mỏi, sụt cân không chủ định

Đặc biệt, với các khối u chức năng, khi có một lượng lớn hormone liên tục được sản xuất thường gây ra các biểu hiện như:

  • Da mẩn hoặc tấy đỏ. Xuất hiện các vết, đốm đỏ bất thường ở da. Phát ban ở da.

  • Cơ thể có tình trạng mất nước. Cảm giác khát nước liên tục.

  • Thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài không rõ nguyên nhân.

  • Tiểu tiện bất thường, không thể kiểm soát.

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đặc biệt là hệ thần kinh. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt và chóng mặt.

4. Các biến chứng bệnh lý

Khi có khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh nội tiết hình thành trong cơ thể, chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như:

  • Các bệnh lý về tim mạch: gây hở hoặc hẹp van tim, suy tim,…

  • Tắc ruột, nhiễm trùng ruột.

  • Loét dạ dày.

  • Thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.

 5. Các phương pháp điều trị u thần kinh nội tiết

Tùy thuộc vào vị trí, các tình trạng, mức độ ảnh hưởng,… của các khối u mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, gồm có:

Phẫu thuật 

Phương pháp được sử dụng để loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể người bệnh nhằm cắt bỏ hoàn toàn nguy cơ ảnh hưởng. Trong trường hợp khối u di căn hoặc phát triển quá lớn tới các mô xung quanh, bác sĩ có thể đồng thời cắt bỏ cả khối u và mô nghi ngờ bị ảnh hưởng.

Trong một vài trường hợp, khối u có thể chỉ được loại bỏ một phần và cần tiếp tục sử dụng tới các biện pháp khác để xử lý.

Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh nội tiết ra khỏi cơ thể

Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh nội tiết ra khỏi cơ thể

Điều trị phóng xạ thụ thể peptide (PRRT)

PRRT được đánh giá là phương pháp điều trị đem tới hiệu quả cao với các khối u. Bác sĩ sử dụng thuốc có chứa dược chất phóng xạ và nhắm trúng vào tế bào ung thư. Sau đó, kết hợp với một lượng nhỏ các chất phóng xạ để tiêu diệt tế bào này ngay tại chỗ. 

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là sử dụng các chất hóa học có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư một cách mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ cần được cân nhắc trước khi sử dụng bởi nó có thể ảnh hưởng tới các tế bào lành tính xung quanh khối u.

Phần lớn, thuốc hóa trị được tiêm vào người bệnh qua đường tĩnh mạch ở cánh tay, một số khác có thể sử dụng thuốc uống. Phương pháp này được áp dụng khi khối u phát triển mạnh và việc phẫu thuật loại bỏ khối u là không hiệu quả.

Hóa trị liệu được áp dụng khi khối u đang phát triển mạnh và không hiệu quả với quá trình phẫu thuật

Hóa trị liệu được áp dụng khi khối u đang phát triển mạnh và không hiệu quả với quá trình phẫu thuật

Xạ trị

Xạ trị thường được sử dụng khi các khối u trong cơ thể người bệnh không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.

U thần kinh nội tiết khi không được phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Do đó, việc điều trị sớm là thực sự cần thiết. Với nguồn nhân lực là các y bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng khi cần chẩn đoán và điều trị các khối u thần kinh nội tiết. Liên hệ ngay qua đường dây nóng 1900.56.56.56 để được đặt lịch và được trao đổi, tư vấn thêm về bệnh lý.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp