Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì thường được thắc mắc bởi nhiều chị em khi mang thai. Hiện tượng chuột rút ở bà bầu sẽ hết sau khi sinh nhưng trong quá trình mang thai sẽ gây nhiều đau đớn. Tìm hiểu về những chất bị thiếu hụt để bổ sung kịp thời sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế được tình trạng.
04/12/2020 | Lý giải nguyên nhân chuột rút và nên làm gì khi bị chuột rút? 04/12/2020 | Người bị chuột rút thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả 03/12/2020 | Chuột rút bắp chân ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?
chuột rút còn được gọi là vọp bẻ theo dân gian. Hầu hết phụ nữ mang thai đều có thể gặp hiện tượng này. Đây là tình trạng co rút của cơ gây nên hiện tượng căng cứng, đau đớn. Một trong những nguyên nhân chính khiến Bà bầu có hiện tượng chuột rút thường xuyên là do sự thiếu hụt các chất. Vậy bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?
Thiếu Canxi
Khi nằm trong bụng mẹ, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Do vậy mà để phát triển hệ xương, bé cần lấy Canxi từ cơ thể mẹ. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng Canxi của mẹ bầu rất lớn. Việc bổ sung Canxi cho mẹ bầu thông qua khẩu phần ăn hàng ngày thường không đủ. Đặc biệt với những mẹ bị ốm nghén nghiêm trọng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Thiếu Canxi có thể gây ra tình trạng chuột rút ở các bà bầu
Lúc này, để cung cấp đủ canxi cho con, theo cơ chế tự nhiên, cơ thể mẹ sẽ rút Canxi để truyền qua thai nhi. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ thiếu hụt Canxi trầm trọng. Khi đó, sự co rút mạnh mẽ của các cơ bắp sẽ gây ra tình trạng chuột rút với mẹ bầu. Theo khuyến cáo hàm lượng canxi cần cung cấp trong 1 ngày từ 1.500 - 2.000mg.
Thiếu chất điện giải
Vào thời gian đầu của thai kỳ, các mẹ thường bị ốm nghén, nôn ói liên tục. Điều này sẽ gây ra tình trạng cơ thể thiếu chất, mất nước và mệt mỏi. Mất cân bằng chất điện giải là nguyên nhân gây ra các cơn co cứng cơ.
Đặc biệt, khi cơ thể thiếu các thành phần như Natri, Kali có liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ bắp. Do vậy, các mẹ cần chú ý các thành phần này trong khẩu phần ăn hàng ngày để cân bằng dưỡng chất đồng thời hạn chế tình trạng chuột rút.
2. Những nguyên nhân khác gây chuột rút ở bà bầu
Với cách giải thích nói trên thì chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?” Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân thiếu chất thì còn một số lý do khác dẫn đến chuột rút ở bà bầu như:
-
Khi mẹ mang bầu, các cơ bắp phải hoạt động nhiều hơn do trọng lượng cơ thể. Điều này khiến các cơ mệt mỏi kết hợp với áp lực mạch máu lớn, máu đưa về tim kém dẫn đến chuột rút về đêm.
-
Hơn nữa, khi mẹ bắt đầu mang thai, tử cung sẽ bắt đầu có những thay đổi. Tử cung của mẹ sẽ giãn rộng theo sự lớn lên của em bé để có đủ không gian cho con. Lúc này, sự chèn ép khiến các dây chằng bị kéo căng dẫn đến co rút ở vùng bụng. Thai lớn dần sẽ khiến trọng lực dồn nén lên hai chi dưới và gây ra hiện tượng chuột rút bắp chân.
-
Khi các dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng sẽ dễ dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch chân. Tình trạng này khiến cho tuần hoàn máu ở chân bị gặp nhiều vấn đề. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu chuột rút bắp chân.
-
Những thay đổi về nội tiết tố nữ ở phụ nữ mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút bà bầu.
-
Nếu mẹ nằm nghiêng một bên quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến máu truyền đến các cơ không kịp và gây ra cơn chuột rút.
Sự chèn ép dây chằng nâng đỡ tử cung có thể dẫn đến chuột rút vùng bụng
3. Chuột rút ở bà bầu có nguy hiểm không và cách khắc phục?
Hiện tượng chuột rút ở bà bầu có nguy hiểm không?
Thực tế, hiện tượng chuột rút của bà bầu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và liên tục về đêm sẽ khiến mẹ lo lắng, mất ngủ. Điều này gián tiếp sẽ khiến mẹ trở nên khó chịu và cáu ghét hơn.
Tình trạng mất ngủ sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Chuột rút khiến mẹ mất ngủ về đêm sẽ khiến ban ngày mẹ bầu thiếu tỉnh táo, buồn ngủ nhiều hơn và mất tập trung.
Nếu tình trạng chuột rút xảy ra đột ngột với tần suất liên tục thì cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Trường hợp mẹ sẽ thấy chân hơi sưng, đau và chạm vào thấy nóng thì cũng nên báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Vì đôi khi đó chính là dấu hiệu của cục máu đông được hình thành trong tĩnh mạch chân và cần phải can thiệp ngay trước khi biến chứng nặng.
Chuột rút ban đêm có thể khiến mẹ bầu thường xuyên mất ngủ
Cách xử lý khi mẹ bầu bị chuột rút
Để hạn chế và giảm triệu chứng khi bị chuột rút, các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như sau:
-
Không nên đứng hay ngồi quá lâu vì sẽ khiến hai chi dưới căng tức nhiều hơn dẫn đến chuột rút thường xuyên.
-
Bổ sung đầy đủ lượng Canxi mỗi ngày cho cơ thể thông qua thực phẩm hoặc các loại viên uống. Nếu sử dụng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
-
Mẹ cần uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất khoáng, Vitamin thông qua các loại nước ép rau, củ, quả để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
-
Ngâm chân với nước ấm và thảo dược để giúp cơ thể thư giãn, đặt biệt là các vùng cơ bắp sẽ có thời gian được thả lỏng. Điều này vừa tốt cho tuần hoàn máu vừa cải thiện hiệu quả tình trạng chuột rút ở mẹ bầu.
-
Mỗi khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ nên kê chân cao hơn đầu để quá trình lưu thông của máu không bị cản trở.
-
Chườm nóng mỗi khi bị chuột rút về đêm sẽ giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau và các triệu chứng căng tức khi mẹ bị chuột rút. Cách này cũng sẽ giúp cơ thể mẹ thư giãn và dễ dàng trở lại với giấc ngủ hơn.
-
Đi bộ, tập yoga thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan, vui tươi sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc giảm căng thẳng cho cơ thể. Đồng thời điều này cũng rất tốt đối với sự phát triển của thai nhi cũng như chăm sóc sức khỏe bà bầu.
-
Trong trường hợp mẹ ốm nghén quá nặng khiến có thể mất nước, chất điện giải nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời.
Tập yoga có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng chuột rút hiệu quả
Trên đây là lời giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về nghi vấn “Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?” cùng những thông tin có liên quan. Nếu bạn cần được hỗ trợ, có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900.56.56.56, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn 24/7.