Mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ nhưng cũng là quá trình mà cả mẹ và bé đều có thể gặp phải những biến chứng khó lường. Mặc dù không phải là bệnh lý phổ biến nhưng nhau tiền đạo được xem là một tai biến sản khoa không thể xem thường. Vậy nhau tiền đạo là gì, triệu chứng ra sao, có thể khắc phục bằng cách nào,... nội dung bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những điều đó.
07/09/2022 | Động thai có nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý ra sao? 07/09/2022 | Thai nhi đầu to có sao không? Làm cách nào để phòng ngừa dị tật thai nhi? 10/09/2020 | Cách bảo vệ nhau thai vô cùng quan trọng mẹ cần biết
1. Nhau tiền đạo là gì, triệu chứng ra sao?
Nhau thai được hình thành trong tử cung người phụ nữ khi họ mang thai, giữ vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển đồng thời bảo vệ thai nhi trước những tác động của môi trường bên ngoài cũng như cơ thể mẹ. Vì thế, các bệnh lý từ mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
1.2. Như thế nào là nhau tiền đạo?
Thường thì nhau thai sẽ bám vào thành tử cung của mẹ; bám vào mặt trước, sau hoặc đáy tử cung. Vậy nhau tiền đạo là gì? Nếu nhau thai bám vào một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo được phát hiện sớm từ 3 tháng giữa thai kỳ thông qua siêu âm.
Nhau tiền đạo thường bám vào bên dưới hoặc ngay cổ tử cung
Nhau tiền đạo thường xuất hiện ở các trường hợp phụ nữ mang thai:
- Ở độ tuổi trên 35.
- Bị dị dạng tử cung.
- Mang đa thai.
- Có tiền sử sảy thai, nạo hút thai, bị viêm nhiễm cổ tử cung.
- Từng có vết mổ ở tử cung.
- Có thời gian dài dùng chất kích thích, thuốc lá, bia rượu.
Dựa theo vị trí bám của nhau thai mà nhau tiền đạo được chia thành 4 loại:
- Bám ở vị trí thấp: bờ bánh nhau bám vào dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong của cổ tử cung.
- Bám ở mép: bờ bánh nhau đã bám đến lỗ trong của cổ tử cung nhưng lại chưa che kín được lỗ trong.
- Bám ở vị trí bán trung tâm: bánh nhau che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
- Bám ở vị trí trung tâm: bánh nhau che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.
1.3. Triệu chứng nhận diện nhau tiền đạo là gì?
Biết được triệu chứng nhau tiền đạo là gì sẽ giúp thai phụ thận trọng quan sát, phát hiện bệnh sớm. Triệu chứng bao gồm:
- Xuất huyết âm đạo bất thường ở 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ, máu màu đỏ tươi hoặc đôi khi có máu cục, máu chảy đột ngột và tự cầm. Theo thời gian, số lần xuất huyết sẽ lặp lại và lượng máu chảy tăng lên. Chảy máu âm đạo ở rau tiền đạo là không có đau bụng.
- Tử cung co thắt gây đau bụng kèm theo ra máu âm đạo, gặp ở một số ít trường hợp.
Nếu chưa biết triệu chứng nhau tiền đạo là gì thì cần ghi nhớ về việc xuất huyết âm đạo bất thường để khám bác sĩ sản khoa ngay
2. Tính chất nguy hiểm của nhau tiền đạo, cách phát hiện và xử trí
2.1. Nhau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?
Rất nhiều thai phụ không biết được tính chất nguy hiểm của nhau tiền đạo là gì nên khi được chẩn đoán bệnh sẽ khó tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ. Đối với thai kỳ, sự xuất hiện của nhau tiền đạo được đánh giá là tương đối nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi:
- Đối với thai phụ
Tùy vào mức độ xuất huyết âm đạo mà tính chất nguy hiểm đến sức khỏe thai phụ sẽ khác nhau. Trường hợp ra máu ít thì sẽ gây thiếu máu, nếu ra máu nhiều thì gây choáng, sốc, thậm chí có thể tử vong. Phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung để cầm máu. Ngoài ra, thai phụ còn bị tăng nguy cơ rối loạn đông máu, nhiễm trùng.
- Đối với thai nhi
Người mẹ mang thai thường xuyên bị xuất huyết âm đạo thì thai nhi có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng,... Nếu mẹ ra máu ít và không bị ảnh hưởng đến tổng trạng thì có thể thông qua chế độ nghỉ ngơi do bác sĩ hướng dẫn để kéo dài tuổi thai ở mức cao nhất (một số trường hợp sẽ cần phải tiêm hỗ trợ phổi cho thai nhi nếu đã đủ tuần tuổi cho phép).
Với những thai phụ bị xuất huyết nhiều đến mức nguy hiểm tính mạng thì bác sĩ bắt buộc sẽ phải mổ lấy thai sớm dù ở bất cứ độ tuổi nào để bảo toàn tính mạng cho mẹ. Lúc này, khả năng sinh non tương đối cao, trẻ sinh non dễ bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, một số trường hợp thai khó quay đầu xuống dưới vì bánh nhau nằm dưới tử cung nên sẽ bị bất thường về ngôi thai như: ngôi ngang, ngôi mông,...
2.2. Phát hiện và xử trí với nhau tiền đạo
Để phát hiện chính xác nhau tiền đạo thì phương pháp phổ biến nhất là thông qua siêu âm. Ở các lần khám thai định kỳ, qua siêu âm, bác sĩ sẽ khảo sát hình thái cũng như sự phát triển của thai nhi, xác định vị trí bám của dây rốn và bánh nhau. Đây chính là lúc bác sĩ phát hiện ra sự xuất hiện của nhau tiền đạo.
Vậy cách xử trí khi bị nhau tiền đạo là gì? Tùy vào từng trường hợp mà hướng xử lý sẽ có sự khác nhau:
- Trường hợp rau tiền đạo xuất huyết ít:
+ Thai phụ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, có chế độ dinh dưỡng đảm bảo ở điều kiện tốt nhất;
+ Sử dụng thuốc giảm co như spasmaverine 40mg, progesterone;
+ Có thể tiêm trưởng thành phổi giúp phổi thai nhi trưởng thành sớm;
- Trường hợp nhau thai xuất huyết nhiều, đe dọa tính mạng thai phụ: thực hiện mổ lấy thai ở bất kỳ tuổi thai nào.
Nhau tiền đạo thường được phát hiện qua siêu âm ở các lần khám thai định kỳ
Nói tóm lại, rất ít thai phụ biết được triệu chứng nhau tiền đạo là gì để tự chẩn đoán được bệnh. Vì thế, thai phụ không nên bỏ qua bất cứ mốc thăm khám nào để kịp thời phát hiện bệnh lý này. Thông qua các mốc khám thai định kỳ do bác sĩ hướng dẫn, thai phụ sẽ được được theo dõi kỹ lưỡng và đánh giá toàn diện về tình trạng thai kỳ để có hướng điều trị phù hợp khi cần thiết.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám thai kỳ uy tín được đông đảo mẹ bầu lựa chọn. Toàn bộ quá trình thăm khám thai kỳ tại bệnh viện đều do các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thực hiện cùng với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y khoa tiên tiến, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với hai chứng chỉ song hành là ISO 15189:2012 và CAP nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả kiểm tra của mình.
Mẹ bầu có nhu cầu đăng ký khám thai tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể liên hệ trực tiếp số hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hướng dẫn cách thức đặt lịch nhanh chóng.