Não bộ sẽ bị tổn thương không phục hồi, nặng nề hơn là tử vong nếu tình trạng xuất huyết não không được can thiệp kịp thời. Ở những đối tượng nguy cơ cao, phòng ngừa xuất huyết ở não và xử lý tốt khi bệnh xảy ra rất quan trọng.
30/11/2020 | Tìm hiểu các phương pháp điều trị xuất huyết não hiệu quả nhất 23/11/2020 | 4 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não người nhà cần biết 17/11/2020 | Bác sĩ giúp nhận diện những dấu hiệu xuất huyết não điển hình
1. Xuất huyết não có những thể nào?
Xuất huyết ở não là bệnh lý mô tả tình trạng máu tràn ra khỏi thành mạch vào bên trong các nhu mô não một cách đột ngột, áp lực lớn khiến tế bào não tổn thương.
Xuất huyết não gây tổn thương nặng cho não bộ và hệ thần kinh
Về thể bệnh, xuất huyết ở não gồm những thể sau:
1.1. Xuất huyết bên trong nhu mô não
Tình trạng máu tràn thành mạch xảy ra ở bên trong nhu mô não, thường gặp ở 2 vị trí:
-
Nội sọ: Xuất huyết ở cầu não, các thùy não và tiểu não.
-
Não thất: Máu tràn trong các não thất (khoang trong não nơi có vai trò sản xuất dịch não tủy).
Xuất huyết bên trong nhu mô não xảy ra khiến oxy cùng máu nuôi không được vận chuyển đầy đủ đến các tế bào não. Đồng thời máu chảy ra sẽ gây áp lực lên nhu mô não còn lại, ngăn cản máu nuôi vận chuyển năng lượng và oxy đến. Tùy vào mức độ rò rỉ ở mạch máu não mà vùng não ảnh hưởng sẽ khác nhau. Xuất huyết bên trong nhu mô não là tình trạng nguy hiểm, dễ gây biến chứng nặng nề khó khắc phục.
1.2. Xuất huyết ngoài nhu mô não
Tình trạng xuất huyết xảy ra ở 3 lớp màng bảo vệ và bao bọc não bộ, đây vẫn là vùng nằm bên trong hộp sọ. Gồm: xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết dưới màng nhện và xuất huyết ngoài màng cứng.
Xuất huyết ngoài nhu mô não thường dễ can thiệp khắc phục hơn, tuy nhiên cũng rất nguy hiểm bởi không nhiều bệnh nhân được cấp cứu xử lý sớm.
2. Triệu chứng nhận biết xuất huyết não
Não bộ là trung tâm thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, vị trí xuất huyết não ảnh hưởng sẽ gây ra những triệu chứng thần kinh tương ứng.
Xuất huyết ở não có các triệu chứng điển hình nhất là:
2.1. Đau đầu
Dấu hiệu tổn thương này rất thường gặp, đặc biệt là xuất huyết gây đau đầu do tăng áp lực nội sọ.
2.2. Ảnh hưởng dây thần kinh ngoại biên
Khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, người bệnh cảm thấy đột ngột ngứa ran, yếu hay liệt cơ mặt, tê cánh tay, chân. Đặc biệt, nếu tình trạng tê liệt, khó cử động tay chân ở 1 bên cơ thể thì khả năng cao là do xuất ở huyết não.
Bệnh nhân bị xuất huyết não sẽ xuất hiện cảm giác chóng mặt
2.3. Chóng mặt, choáng váng
Dấu hiệu này thường gặp khi máu nuôi não không đủ, các tế bào thần kinh không thể thực hiện tốt chức năng của mình.
2.4. Lú lẫn, không tỉnh táo
Người bệnh có thể gặp tình trạng mê man, không tỉnh táo khi xuất huyết ở não đột phát hoặc máu chảy âm ỉ gây giảm sút trí nhớ.
2.5. Buồn nôn và nôn mửa
Dấu hiệu này cũng rất thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết não. Bệnh nhân xuất huyết ở não thường sẽ nôn liên tục.
Xuất huyết não nặng khiến bệnh nhân bị động kinh, co giật, lúc này cần cấp cứu càng sớm càng tốt tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài những triệu chứng xuất huyết ở não thường gặp trên, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo khác như:
-
Nhìn mờ, suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn.
-
Mất khả năng giữ thăng bằng, người bệnh không thể đứng vững, cần dựa vào tường hoặc ngã khi khả năng phối hợp vận động kém.
-
Nuốt gặp khó khăn.
-
Khó thở, rối loạn nhịp tim.
-
Mất năng lượng, mất ý thức, hôn mê.
-
Khó phát âm, không thể nói chuyện hoặc nói không rõ từ.
Việc cấp cứu càng sớm càng tốt sẽ tránh được những biến chứng nặng nề do xuất huyết não gây ra
Bệnh nhân xuất huyết não khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường trên cần báo cho người bên cạnh càng sớm càng tốt. Xuất huyết não đột phát và nguy hiểm, vì thế người thân hoặc người bên cạnh nghi ngờ bị bệnh cần gọi điện thoại 115 cấp cứu hoặc đưa tới bệnh viện gần nhất.
3. Chẩn đoán và điều trị xuất huyết não
Chẩn đoán và điều trị xuất ở huyết não chia thành 2 giai đoạn, đầu tiên là giai đoạn cấp cứu giúp hạn chế tối đa tổn thương cho tế bào não, tăng khả năng hồi phục. Giai đoạn điều trị sau chủ yếu là khắc phục tổn thương, hồi phục chức năng tối đa và ngăn ngừa xuất huyết não tái phát.
3.1. Chẩn đoán xuất huyết não
Nếu bệnh nhân xuất huyết não có triệu chứng thì đây là cơ sở chẩn đoán đầu tiên, song cũng nhiều bệnh nhân không có dấu hiệu gì. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng xuất ở huyết não cần thực hiện một số xét nghiệm sau:
-
Chẩn đoán hình ảnh bằng MRI hoặc CT.
-
Chụp mạch máu não để tìm mạch máu dị dạng.
-
Chụp dò tủy sống.
-
Xét nghiệm công thức máu toàn phần.
-
Điện não đồ,…
Điều trị cấp cứu sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán, nếu xuất huyết nặng bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật. Cụ thể trong các trường hợp sau:
-
Dị dạng động tĩnh mạch cần loại bỏ.
-
Máu tụ nhiều trong não cần dẫn lưu ra ngoài.
-
Phình động mạch não cần can thiệp ngăn ngừa chảy máu.
Các loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị khắc phục tổn thương và ngừa tái phát xuất huyết ở não như:
Thuốc điều trị xuất huyết não giúp giảm triệu chứng và ngừa tái phát bệnh
-
Thuốc trị động kinh giúp kiểm soát co giật.
-
Thuốc giảm đau cho bệnh nhân có triệu chứng đau nặng.
-
Truyền dinh dưỡng, bù nước qua tĩnh mạch với các bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt.
Nhìn chung, xuất huyết ở não gây đột quỵ thường không thường gặp như nhồi máu não, tuy nhiên biến chứng lại nặng nề và khó hồi phục hơn. Bệnh nhân xuất huyết não nhẹ có thể tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập chức năng đặc biệt khác để phục hồi, song cũng nhiều bệnh nhân bị biến chứng vĩnh viễn.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ các chuyên gia.