Chúng ta thường cho rằng chứng ợ nóng chỉ xảy ra ở người trưởng thành, tuy nhiên tình trạng này có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu chứng ợ nóng ở trẻ sơ sinh có phải vấn đề đáng lo ngại không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc kể trên.
18/05/2022 | Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì? 10/05/2022 | Xử trí chàm da ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng? 04/05/2022 | Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? 18/04/2022 | Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và cách xử lý tại nhà
1. Chứng ợ nóng xảy ra ở trẻ sơ sinh
Ợ nóng là tình trạng không quá xa lạ, hiện tượng kể trên có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Hiện tượng này xuất hiện khi axit dạ dày trào ngược tới thực quản, đồng thời kích thích niêm mạc thực quản. Nhìn chung, chứng ợ nóng là tín hiệu cảnh báo trẻ đang phải đối mặt với tình trạng trào ngược axit, chúng còn được biết đến với tên viết tắt GER.
Chứng ợ nóng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh
Nhiều cha mẹ bất ngờ khi phát hiện con bị trào ngược dạ dày, tuy nhiên tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng có tới 50% trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên đang trải qua bệnh trào ngược dạ dày. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, gặp nhiều triệu chứng khó chịu và thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi…
Trên thực tế, các bậc phụ huynh thường không biết tình trạng ợ nóng ở trẻ sơ sinh bởi vì em bé không thể mô tả triệu chứng mình đang gặp phải. Thay vào đó, trẻ sẽ quấy khóc, bỏ ăn uống khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng vô cùng.
Khi gặp phải triệu chứng ợ nóng, trẻ sẽ cảm thấy nóng rát, khó chịu ở khu vực cổ họng, ngực. Cha mẹ có thể nhận biết chứng bệnh này thông qua một vài dấu hiệu của trẻ, ví dụ như: trẻ bị ho, thường xuyên nôn mửa, hay cong lưng khi mẹ cho bú… Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh thường thở khò khè, khó thở. Tốt nhất khi trẻ sơ sinh xuất hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
2. Tại sao trẻ sơ sinh bị ợ nóng?
Các bậc phụ huynh thường thắc mắc không biết vì sao trẻ sơ sinh lại gặp phải chứng ợ nóng? Nhìn chung, khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, trong đó có thể kể tới tình trạng trào ngược dạ dày. Khi phát hiện các bệnh lý về hệ tiêu hóa, cha mẹ nên chủ động theo dõi và cho trẻ sơ sinh điều trị sớm, tránh những biến chứng khó lường có thể xảy ra trong tương lai.
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Thực tế, việc trẻ sơ sinh bị ợ nóng là vấn đề chúng ta không được chủ quan, bởi vì tình trạng này khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu và quấy khóc thường xuyên. Đồng thời, nhiều bằng chứng cho thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tăng cân chậm, kém phát triển về thể chất hơn so với bạn bè bằng tuổi. Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng và sốt ruột.
Về lâu về dài, tình trạng trào ngược dạ dày không được kiểm soát sẽ tạo điều kiện hình thành vết loét trong dạ dày, gây nhiều hậu quả nặng nề. Trong đó, nhiều trẻ nhỏ đã và đang phải đối mặt với tình trạng hẹp thực quản, ăn uống gặp nhiều khó khăn hoặc mắc một số bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp… Thậm chí, các tế bào ác tính có nguy cơ phát triển tại thực quản và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Ợ nóng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc thường xuyên
3. Tình trạng ợ nóng ở trẻ sơ sinh có thể điều trị được không?
Liệu chứng ợ nóng xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể điều trị được không? Nếu phát hiện và điều trị sớm, bé sẽ không phải đối mặt với triệu chứng kể trên cũng như bệnh trào ngược dạ dày. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phác đồ điều trị dưới đây dành cho trẻ gặp vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.
Trước tiên, cha mẹ cần xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng ợ nóng. Tùy vào mức độ bệnh, chúng ta sẽ áp dụng những cách xử lý phù hợp nhất, hạn chế sử dụng thuốc khi trẻ còn quá nhỏ.
Đối với những trường hợp không quá nghiêm trọng, cha mẹ chỉ cần quan tâm chăm sóc trẻ tại nhà. Cụ thể, bé nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày chứ cha mẹ không nên ép con ăn 2 - 3 bữa lớn trong ngày, bởi vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, chúng ta hãy cố gắng cho bé ăn trước khi đi ngủ từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ, tránh tình trạng đi ngủ ngay sau khi ăn, thói quen này không hề tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Cha mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Người mẹ đang cho con bú nên chú ý hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây ợ nóng, ví dụ như đồ uống chứa caffein, đồ ăn cay nóng, chiên rán hoặc các món chứa nhiều axit,… Đây là cách tốt nhất hạn chế triệu chứng bệnh của trẻ sơ sinh.
Nhìn chung tình trạng trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện khi trẻ lên 1 tuổi, chính vì thế các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Trong trường hợp các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng thuốc cho trẻ. Hai nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là: thuốc kháng histamin và thuốc ức chế bơm proton. Thành phần của hai loại thuốc kể trên hỗ trợ kiểm soát lượng axit dạ dày tương đối tốt. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cho bé sử dụng khi được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ.
4. Địa chỉ theo dõi, điều trị ợ nóng ở trẻ sơ sinh
Nếu các bậc phụ huynh đang tìm kiếm địa chỉ điều trị chứng ợ nóng cho trẻ sơ sinh thì hãy tham khảo ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với 26 năm kinh nghiệm hoạt động, bệnh viện đã xử lý nhiều trường hợp bệnh nhi bị trào ngược dạ dày.
Đặc biệt, dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện được đánh giá rất cao, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang sở hữu một trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bên cạnh đó, bệnh viện tự hào là cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP cho phòng LAB đạt chuẩn. Để được tư vấn, hỗ trợ, khách hàng có thể liên lạc với tổng đài 1900 56 56 56.
Cha mẹ có thể cho bé đi khám, điều trị tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Như vậy các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh xuất hiện chứng ợ nóng, đây là tín hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Tốt nhất cha mẹ nên theo dõi và điều trị dứt điểm cho bé, tránh những diễn biến xấu xảy ra.