Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và cách xử lý tại nhà | Medlatec

Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và cách xử lý tại nhà

Trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị táo bón nếu chế độ ăn uống của mẹ ít chất xơ, do trẻ không bú đủ hoặc sử dụng sữa công thức không phù hợp. Không ít bậc cha mẹ loay hoay không biết nên làm gì để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh do trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.


17/04/2022 | Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón cực dễ
12/04/2022 | Lý giải nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả
07/04/2022 | Mách mẹ cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi ngay tại nhà

1. Có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón như thế nào?

Trẻ sơ sinh chưa thể nói hay thể hiện cảm xúc, khó chịu mà bản thân gặp phải nên không thể thiếu sự theo dõi sát sao của các bậc phụ huynh. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau, cần điều trị và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu cần thiết.

  • Trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường: Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tần suất đi đại tiện thường là 2 - 3 lần/ngày. Nếu trẻ uống sữa công thức sẽ ít hơn nhưng nếu trẻ đi đại tiện nhiều ngày 1 lần, phân cứng gây đau thì nên nghĩ đến trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón.

  • Trẻ quấy khóc hơn: Táo bón khiến trẻ khó chịu và vì thế không còn hứng thú với thức ăn, trẻ cũng quấy khóc nhiều hơn do chậm hoặc khó tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. 

  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Trẻ bị táo bón sẽ gặp phải tình bụng lúc nào cũng căng chướng, sờ thấy phân cứng qua thành bụng. Dấu hiệu này cho thấy thai nhi cũng đang gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

  • Phân của trẻ cứng, vón cục: Phân ở trẻ sơ sinh bình thường rất ít khi vón cục, nếu bị vón cục có màu xám, đen, phân khô,... thì khả năng cao là do táo bón. 

Trẻ sơ sinh mắc táo bón với tình trạng khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau, cha mẹ cần lưu ý phát hiện khi trẻ có dấu hiệu bất thường. 

 Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khó và đau khi đi đại tiện

 Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khó và đau khi đi đại tiện

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?

Với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, bé sẽ đi đại tiện 2 - 3 lần mỗi ngày là bình thường và trẻ chưa thể kiểm soát tốt việc này. Còn với trẻ sơ sinh uống sữa công thức, tần suất đi đại tiện phù hợp là 1 lần/ngày. Nếu trẻ đại tiện ít hơn, nhiều ngày một lần nhưng phần còn xốp, mềm, trẻ đi dễ dàng không đau đớn thì không phải do táo bón. Chủ yếu xác định tính chất phân của trẻ sơ sinh đã xác định trẻ có đang bị táo bón không.

Nếu trẻ đi 1 - 2 ngày/lần nhưng phân cứng, keo, kích thước lớn khiến trẻ phải rặn khó khăn thì trẻ đang mắc phải chứng táo bón. 

Có những nguyên nhân sau dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh như:

2.1. Trẻ bú ít sữa

Sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất với trẻ sơ sinh, nên nếu không được bú đủ sữa, trẻ không những đói mà còn bị thiếu nước dẫn đến táo bón. Nếu trẻ không thể hoặc không thích bú no, hãy cho trẻ bú nhiều cữ hơn để cơ thể được cung cấp nước tốt hơn.

2.2. Trẻ uống sữa công thức

Mặc dù sữa công thức chứa thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ song vẫn khiến hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ khó thích nghi. Vi thế, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng táo bón, đi vệ sinh ít với phân to cứng hơn bình thường.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ

2.3. Chế độ ăn uống của mẹ thiếu chất xơ

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần, chất lượng sữa nuôi con, trong khi với trẻ sơ sinh đây thường là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu mẹ đang có chế độ ăn không lành mạnh, ít rau xanh, nhiều protein, các loại thực phẩm khó tiêu hóa thì cần thay đổi dinh dưỡng lành mạnh hơn.

Mẹ cần lưu ý chế độ ăn ngủ hợp lý, bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa để đảm bảo sữa mẹ tốt, không gây táo bón cho trẻ.

2.4. Do bệnh lý

Tình trạng táo bón của trẻ có thể do bệnh lý mà trẻ mắc phải từ sớm như: đại tràng phình to, suy giáp trạng, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa,...

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường không nghiêm trọng nhưng nếu để bệnh kéo dài có thể trở thành mạn tính hoặc khiến trẻ sợ hãi mỗi khi muốn đi vệ sinh. Hơn nữa, trẻ có thể gặp phải nhiều rủi ro sức khỏe khi cố rặn phân ra ngoài như: nứt hậu môn, sa trực tràng, phân có máu, sốt, sưng bụng,...

Do vậy, cha mẹ hãy thực hiện 1 số biện pháp sau để giúp trẻ sơ sinh khắc phục sớm chứng táo bón:

3.1. Luyện tập thói quen đi vệ sinh lành mạnh

Một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả giúp trị chứng táo bón ở trẻ vệ sinh và cũng giúp trẻ duy trì thói quen tốt cho đến khi trưởng thành. Hãy luyện tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào khoảng thời gian nhất định, tốt nhất là thời điểm sau bữa ăn sáng.

Thói quen đi vệ sinh tốt giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ

Thói quen đi vệ sinh tốt giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ

Tuy nhiên để luyện thói quen này, bố  mẹ không nên bắt ép trẻ đi vệ sinh vào đúng khung giờ đó khi không muốn. Thay vào đó, cần theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ, căn cứ vào cữ ăn của con để canh thời gian cho trẻ đi đại tiện thích hợp. Từ đó, tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ hàng ngày bằng tiếng “xi” là cách để trẻ không bị táo bón, hơn nữa còn tạo phản xạ đi vệ sinh mỗi khi mẹ “xi”.

3.2. Massage bụng cho bé

Việc massage bụng cho bé mỗi ngày, nhất là sau khi ăn theo chiều kim đồng hồ giúp hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhu động ruột được kích thích nên việc đẩy phân ra ngoài cũng đều đặn dễ dàng hơn. Với trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ có thể thử cách massage như sau:

  • Đặt ngón tay trỏ và giữa gần với rốn của trẻ, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Mở rộng dần diện tích xoay ngón tay cho đến khi tay của mẹ gần với hông phải của trẻ.

  • Nên thực hiện động tác này mỗi ngày sau khi trẻ ăn sẽ giúp cải thiện chứng táo bón rất tốt.

 Massage bụng cho bé giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm táo bón

 Massage bụng cho bé giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm táo bón

3.3. Cho trẻ vận động nhiều hơn

Những trẻ đã khá cứng cáp, có thể tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn hãy cho trẻ vận động phù hợp. Việc vận động nhiều hơn vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt.

3.4. Cho trẻ uống nhiều nước

Nước có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể của trẻ nói chung, hãy tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, bú sữa nhiều và có thể cho uống kèm các loại nước ép trái cây.

Nếu áp dụng các cách tự trị táo bón ở trẻ sơ sinh tại nhà trên mà bệnh không được cải thiện, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp