Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý. Vậy, trẻ buồn nôn phải làm sao, nguyên nhân nào khiến trẻ xuất hiện triệu chứng này? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, để tìm hiểu các cách xử lý giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nôn ói và nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé!
27/07/2021 | Đừng chủ quan khi gặp tình trạng buồn nôn sau khi ăn sáng 10/07/2021 | Tư vấn: Cần làm gì để cải thiện tình trạng buồn nôn khi ốm 28/06/2021 | Buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Nguyên nhân gây buồn nôn ở trẻ nhỏ
Buồn nôn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây nôn ói dưới đây, từ đó đưa ra cách xử lý hiệu quả:
Nôn ói bình thường:
Nôn trớ là tình trạng thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp trẻ có thể nôn vọt thành dòng hoặc nôn ra đường mũi khiến bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng đây là trạng thái bình thường, xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ là bị ép ăn quá no, cổ họng bị vướng thức ăn, căng thẳng hoặc hưng thú quá mức,… Phổ biến nhất là do thói quen ngậm mút tay và đồ vật bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, các thực phẩm và dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh, có chứa vi khuẩn, nấm mốc,… đều sẽ dẫn đến tình trạng này. Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ là bị ép ăn quá no, cổ họng bị vướng thức ăn, căng thẳng hoặc hưng thú quá mức,…
Nôn ói bệnh lý:
Trẻ bị nôn ói có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như: tắc ruột, tắc hẹp môn vị dạ dày, trào ngược dạ dày, lồng ruột,… Ngoài ra, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh trung ương. Nếu nôn ói kèm với triệu chứng sốt cao thì có nguy cơ trẻ đã bị nhiễm trùng.
Trẻ bị nôn ói có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như: tắc ruột, tắc hẹp môn vị dạ dày, trào ngược dạ dày, lồng ruột,…
Bố mẹ rất khó để phân biệt tình trạng nôn ói bình thường hay bệnh lý ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
2. Vậy khi trẻ buồn nôn phải làm sao?
Khi trẻ bị nôn ói, bạn nên có biện pháp xử trí phù hợp để chấm dứt nhanh tình trạng này nhằm hạn chế sự khó chịu. Vậy, trẻ buồn nôn phải làm sao? Dưới đây là một số cách xử lý hiệu quả, bạn nên tham khảo và áp dụng ngay:
Theo dõi tình trạng mất nước:
Nôn ói nhiều khiến cơ thể trẻ bị mất nước và các chất điện giải quan trọng. Do đó, bố mẹ nên theo dõi tình trạng này để có biện pháp bù nước cho bé kịp thời. Bố mẹ có thể phát hiện sự mất nước ở trẻ dựa vào các triệu chứng: mệt mỏi hay quấy khóc, miệng khô, da nhăn, mặt trũng, đi tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường,…
Bù nước và điện giải:
Khi trẻ bị mất nước nhiều do nôn ói, bố mẹ nên tìm cách bù lại lượng nước đã mất bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch bù nước như: Oresol. Dung dịch này có tác dụng bổ sung nước và các chất điện giải đã mất cho cơ thể. Vì vậy, đối với những trường hợp nôn ói nhẹ, bố mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ Oresol tại nhà.
Khi trẻ bị mất nước nhiều do nôn ói, bố mẹ nên tìm cách bù lại lượng nước đã mất bằng cách cho trẻ uống nhiều nước
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, bố mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để pha chế Oresol đúng liều lượng, tuyệt đối không tự pha. Sau 4 giờ, nếu trẻ không uống hết thì bố mẹ nên vứt bỏ phần dung dịch thừa.
Lưu ý chế độ ăn cho trẻ:
Trẻ mất nhiều năng lượng khi nôn ói. Vậy trẻ buồn nôn phải làm sao? Bố mẹ không nên kiêng kỵ quá mức về chế độ ăn của trẻ nhằm tránh tình trạng mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này, bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như: cháo loãng, súp, nước ép trái cây,…
Đồng thời, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ uống sữa hoặc ăn các món chứa dầu mỡ. Bởi vì, đường ruột của trẻ còn yếu không thể tiêu hóa được những món ăn này nên dễ gây tiêu chảy.
Uống nước gừng:
Gừng được coi là thần dược giúp giảm thiểu các cơn đau ở dạ dày và ruột. Đồng thời, nó còn có tác dụng kiểm soát cơn buồn nôn hiệu quả. Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn được bác sĩ đánh giá là an toàn đối với trẻ trên 2 tuổi. Do đó, bố mẹ chỉ cần pha nước gừng cho trẻ uống.
Gừng có tác dụng kiểm soát các cơn nôn ói và an toàn đối với trẻ trên 2 tuổi
Ngậm kẹo bạc hà:
Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm giãn cơ dạ dày. Khi sự co thắt của dạ dày và nhu động ruột giảm thì cảm giác buồn nôn sẽ mất dần. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé ngậm kẹo bạc hà để chấm dứt ngay tình trạng nôn ói.
Bấm huyệt:
Bấm huyệt là một trong những biện pháp làm giảm các cơn buồn nôn khó chịu ở trẻ. Phương pháp này chủ yếu là dùng lực của ngón tay cái ấn lên giữa hai gân lớn nằm ở giữa cổ tay. Do đó để ngăn ngừa được tình trạng này, bố mẹ chỉ cần ấn vào đúng vị trí huyệt cổ tay từ 3 - 5 phút thì sẽ thấy được hiệu quả.
Sử dụng thuốc:
Trẻ buồn nôn phải làm sao? Để chấm dứt ngay tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống nôn. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả nếu nguyên nhân gây nôn là virus, vi khuẩn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Để chấm dứt ngay tình trạng nôn ói, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời
Theo dõi các tình trạng khác:
Song song với các việc cần làm ở trên, cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi nếu trẻ bị sốt, đau đầu,... Kiểm tra ý thức của trẻ, tình trạng đi ngoài,... Nếu biểu hiện nôn diễn ra dồn dập, trẻ có biểu hiện sốt hoặc đau bụng, đau đầu, nên cho trẻ tới cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.
Trẻ buồn nôn phải làm sao, chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết bố mẹ đã biết nên làm cách gì để giảm bớt cảm giác buồn nôn ở trẻ. Mong rằng các biện pháp mà chúng tôi vừa nhắc đến sẽ giúp ích cho bố mẹ khi chăm sóc bé yêu của mình. Nếu tình trạng nôn ói kéo dài trong nhiều ngày hoặc trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.