Trẻ biếng ăn khiến không ít bậc cha mẹ phiền lòng, hơn nữa còn dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài như: suy dinh dưỡng, kém phát triển trí tuệ và thể chất, sức đề kháng kém,... Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ biếng ăn cũng vất vả, khó khăn hơn. Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao?
26/02/2022 | Giúp ba mẹ giải đáp: Nguyên nhân trẻ biếng ăn do đâu? 15/11/2021 | Vì sao trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả? 27/09/2021 | Cẩm nang dành cho mọi cha mẹ: vì sao trẻ biếng ăn
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Việc trẻ biếng ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân, có thể là sở thích của trẻ với mỗi món ăn, do tâm lý hoặc thói quen không tốt. Xác định được chính xác nguyên nhân thì cha mẹ có thể dễ dàng khắc phục và giúp trẻ ăn nhiều hơn, đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ nhỏ:
1.1. Do thói quen ăn uống xấu
Thói quen ăn uống của trẻ được hình thành qua thói quen chăm sóc của cha mẹ, đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến biếng ăn. Ví dụ như cha mẹ thường chiều để trẻ ngậm thức ăn lâu, nuối mà không nhai, dỗ dành khi ăn, bữa ăn kéo dài,... Những việc làm này khiến trẻ lười ăn uống khi cha mẹ bận hoặc trẻ có xu hướng chỉ ăn thức ăn dạng lỏng, ngại nuốt nhai thức ăn dạng khô.
Dấu hiệu của những trẻ này là thói quen ăn không tốt, lười ăn các thực phẩm phải nhai như: rau củ quả, thịt, cá, cơm,...
1.2. Do thời điểm bữa ăn không phù hợp
Khi con vẫn còn no do ăn quá nhiều hoặc ít vận động thì rất khó để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều, nếu cố bắt ép sẽ hình thành ấn tượng xấu với việc ăn uống. Do vậy nên tập cho trẻ vận động, cho trẻ ăn đúng bữa khi thực sự đói hoặc ăn khi trẻ muốn. Thói quen này cũng rất tốt với những trẻ đang biếng ăn để trẻ có thể tự ăn nhiều hơn.
Trẻ biếng ăn, ăn ít có thể do ấn tượng không tốt với việc ăn uống
1.3. Trẻ ăn không tập trung
Nhiều cha mẹ cho trẻ xem ti vi, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại để im lặng hơn khi ăn, tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ không tập trung vào việc ăn. Vì thế mà trẻ sẽ thường ăn ít đi hoặc ăn nhai không kỹ dẫn đến bệnh lý dạ dày.
Không ít cha mẹ thường bế con rong chơi khắp xóm để dỗ trẻ ăn, thói quen này cũng là nguyên nhân gây ra sự biếng ăn ở trẻ.
1.4. Món ăn không đúng sở thích của trẻ
Trẻ nhỏ được chiều chuộng chỉ ăn đồ ăn bé thích trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, thói quen này càng kéo dài càng ảnh hưởng đến trẻ. Hơn nữa, dù với thức ăn yêu thích thì sau khi ăn một thời gian dài, trẻ có thể chán và biếng ăn hơn.
1.5. Do sức khỏe
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến giảm ngon miệng và biếng ăn ở trẻ nhỏ như:
1.6. Do yếu tố tâm lý
Với trẻ nhỏ, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen và khả năng ăn uống, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
Không nên thúc ép trẻ ăn gây ra tâm lý sợ hãi
-
Trẻ gặp vấn đề về tinh thần như sợ hãi, lo lắng quá mức.
-
Cha mẹ thúc ép trẻ ăn quá mức sinh ra tâm lý sợ hãi, chán ăn.
-
Trẻ cố kiềm chế cảm xúc, chịu áp lực về việc ăn uống và tăng cân.
-
Trẻ gặp các vấn đề cảm xúc tiêu cực như: lạm dụng tình dục, áp lực thi cử, học hành,...
2. Chuyên gia tư vấn: Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, cần xác định được nguyên nhân và có sự phối hợp cả gia đình, nhà trường và bác sĩ. Chứng biếng ăn nên được khắc phục sớm, đảm bảo trẻ đủ dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển quan trọng.
Một số biện pháp được các bậc phụ huynh áp dụng đem lại hiệu quả tốt, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
2.1. Chế biến món ăn hấp dẫn
Món ăn chế biến cho trẻ nhỏ không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà còn cần có hình thức bắt mắt, mùi vị thơm ngon để trẻ có hứng thú ăn và từ đó ăn được nhiều hơn. Nếu chỉ chế biến một số thực phẩm cố định, nấu thành cháo, luộc, hấp,... sẽ dần khiến trẻ chán.
Để hiểu trẻ hơn, hãy cùng trẻ chọn thực phẩm trẻ thích và cho trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn hoặc tự trang trí món ăn. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, từ đó đẩy lùi dần chứng biếng ăn.
2.2. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Không ít bậc phụ huynh nuông chiều, cho trẻ tự ăn theo ý muốn nên trẻ thường thích ăn vặt, ăn không đúng bữa. Điều này khiến trẻ không bao giờ cảm thấy đói, vì thế mà bữa ăn chính thường không muốn ăn và ăn rất ít.
Trẻ ăn vặt trước bữa ăn sẽ ăn ít trong bữa chính
Vì vậy, cha mẹ nên kiểm soát việc ăn vặt của trẻ, tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều nhất là vào bữa ăn chính. Thay vào đó, chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung sau bữa chính hoặc giữa hai bữa ăn chính.
2.3. Cho trẻ tập vận động
Trẻ biếng ăn, chậm lớn có thể do lười vận động, vì thế bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn thì cần cho trẻ tập thói quen vận động, chơi thể thao. Có thể cho trẻ ra ngoài chơi, tập đạp xe, đi bơi hay chơi ở sân nhà,... Các trò chơi khiến trẻ tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên sẽ nhanh đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.
2.4. Biện pháp khác
-
Nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần vì trẻ nhỏ rất dễ nhiễm giun, sán,... gây suy nhược cơ thể, chán ăn, biếng ăn.
-
Bổ sung cho trẻ các thức ăn giàu vi chất hoặc men tiêu hóa sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu, song cần bổ sung theo khuyến nghị của bác sĩ.
-
Không trộn lẫn thuốc trong món ăn của trẻ làm thay đổi hương vị và khiến trẻ không còn yêu thích món ăn đó.
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ đảm bảo dinh dưỡng và kích thích trẻ ăn ngon miệng
Như vậy MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu trẻ biếng ăn phải làm sao, hi vọng sẽ giúp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, giúp cha mẹ chăm sóc con dễ dàng hơn. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.