Trẻ 6 tháng ăn được gì? Mẹ cần lưu ý những gì? | Medlatec

Trẻ 6 tháng ăn được gì? Mẹ cần lưu ý những gì?

Thông thường, 6 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm. Nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này của các con cũng tăng lên đáng kể. Vậy trẻ 6 tháng ăn được gì và các bà mẹ cần lưu ý những gì để đảm bảo trẻ được ăn uống đủ chất và phát triển tốt.


30/03/2023 | Trẻ 6 tháng tuổi cần được chăm sóc như thế nào?
15/09/2021 | Trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung vitamin như nào để phát triển khỏe mạnh

1. Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Trẻ từ 6 tháng tuổi cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu chỉ bổ sung sữa mẹ, trẻ sẽ không thể phát triển toàn diện. Do đó, mẹ cần cho con ăn nhiều loại thực phẩm hơn, bổ sung đa dạng dưỡng chất để con tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh. 

Mẹ hãy cho bé ăn dặm khi con có những biểu hiện như  ngồi thẳng, có thể nuốt và nhai dễ dàng, trẻ bắt đầu hào hứng với các món ăn,... Lưu ý, không nên cho bé ăn dặm quá sớm, khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. 

Với thắc mắc “trẻ 6 tháng ăn được gì”, các chuyên gia đưa ra câu trả lời cụ thể như sau: 

- Sữa: Cho dù con đã có thể ăn dặm nhưng cha mẹ vẫn nên hiểu rõ: Sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi. Trong khi đó, chế độ ăn dặm ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho trẻ một phần dinh dưỡng rất nhỏ.

Trẻ 6 tháng tuổi vẫn cần bú mẹ đầy đủ

Trẻ 6 tháng tuổi vẫn cần bú mẹ đầy đủ

Do quá tập trung vào việc tìm kiếm những thực phẩm phù hợp với con trong giai đoạn ăn dặm, nhiều bậc phụ huynh đã quên mất nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ trong giai đoạn này, bé sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất và chậm tăng cân. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. 

- Các thực phẩm phù hợp với chế độ ăn dặm của trẻ

Trước khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần ghi nhớ, trẻ 6 tháng tuổi mới chỉ tập làm quen với các loại thực phẩm, các món ăn vì thế mẹ không nên quá sốt ruột khi bé ăn quá ít và không tăng cân. Ở thời điểm này, bé có thể vận động nhiều hơn, thích khám phá xung quanh hơn so với việc ăn uống. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này có thể khiến cho trẻ có tâm lý sợ ăn, biếng ăn và thậm chí còn làm tổn thương hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. 

Sau khi cho con làm quen với một số loại bột và ngũ cốc, cha mẹ có thể cho con ăn thử một số loại rau củ được hầm nhừ. Lưu ý, chỉ nên cho bé thử 1 loại mỗi lần và sau đó xem phản ứng của trẻ và kiểm tra trẻ có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. 

Cho trẻ ăn những loại rau củ phổ biến

Cho trẻ ăn những loại rau củ phổ biến

Trước hết, mẹ nên cho con ăn các loại loại rau củ phổ biến như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, củ cải đường,... hoặc một số loại trái cây như táo, chuối, dưa,... Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý về lượng thực phẩm cung cấp cho trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn lượng vừa đủ. 

Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên chế biến những loại thực phẩm này thành dạng lỏng để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời cho trẻ ăn tăng dần về độ đặc, để đảm bảo trẻ có thể thích nghi một cách tốt nhất với món ăn đó.

Các món cháo, bột rất phù hợp với trẻ khi đang trong chế độ ăn dặm

Các món cháo, bột rất phù hợp với trẻ khi đang trong chế độ ăn dặm

Cháo chính là món ăn phù hợp nhất với trẻ 6 tháng tuổi. Khi nấu cháo, mẹ có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để cung cấp đầy đủ một số dưỡng chất cho con, có thể kể đến như canxi, sắt, axit béo Omega 3các loại vitamin,... Dưới đây là một số thực phẩm mẹ có thể lựa chọn: 

+ Ngũ cốc: Có thể lựa chọn loại được dùng để nấu cháo hoặc loại đã được chế biến sẵn.

+ Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,...: Mẹ có thể luộc những loại thịt này lên và dùng nước luộc để nấu cháo. Còn một cách khác mà mẹ có thể áp dụng là xay nhuyễn thịt để nấu cháo. 

+ Chất béo: Dù các loại thịt có thể bổ sung chất béo cho con, nhưng mẹ có thể cho thêm dầu thực vật vào các món cháo của con để bổ sung thêm chất béo. 

+ Chất xơ từ các loại rau củ và trái cây: Đối với những loại rau củ mềm, mẹ có thể nghiền ra và cho trẻ ăn. Đối với những loại trái cây cứng, mẹ có thể ép lấy nước và cho con uống hoặc xay nguyễn và nấu cùng cháo để bổ sung đa dạng dưỡng chất cho con. 

2. Một số lưu ý khi chế biến món ăn cho trẻ

Để đảm bảo cho trẻ có những món ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Khi đang nấu cháo, mẹ không nên cho thêm nước lạnh vì nó có thể khiến cho hạt gạo bị trương lên, mất nhiều thời gian nấu chín, thậm chí còn khiến mất đi dưỡng chất và giảm đi độ thơm ngon của cháo. 

Mẹ chỉ nên nấu một lượng vừa đủ cho bé

Mẹ chỉ nên nấu một lượng vừa đủ cho bé

- Không nên nấu quá nhiều và hâm lại nhiều lần để tránh gây mất dinh dưỡng và thậm chí có thể không tốt cho sức khỏe của trẻ. Tốt nhất, mẹ chỉ nên nấu cháo vừa đủ với sức ăn của trẻ. 

- Không nêm gia vị khi nấu cho trẻ: Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển toàn diện và khả năng hấp thụ muối của trẻ rất kém. Nếu mẹ thêm quá nhiều muối vào món ăn của trẻ, thận của trẻ sẽ phải làm việc quá tải và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, sẽ tạo ra thói quen ăn uống không tốt cho trẻ. Thay vì thế, mẹ có thể lựa chọn một số nguyên liệu từ thiên nhiên như bạc hà, gừng, tỏi, quế,... nhưng lưu ý là chỉ dùng ở mức vừa phải. 

Không nên ép trẻ ăn để tránh khiến trẻ sợ ăn

Không nên ép trẻ ăn để tránh khiến trẻ sợ ăn

- Bảo quản và rã đông các loại thực phẩm đúng cách để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển khiến thực phẩm dễ bị hỏng và gây ngộ độc hoặc tiêu chảy cho trẻ. Hơn nữa, thực phẩm còn bị mất đi dưỡng chất và giảm độ tươi ngon. 

Hi vọng, với những thông tin trên, các bậc cha mẹ đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ 6 tháng ăn được gì” và một số lưu ý trong cách chế biến món ăn để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Mọi thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng của trẻ hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho trẻ, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp