Mỗi loại thực phẩm đều có một chỉ số đường huyết khác nhau. Thông qua những con số đó chúng ta có thể lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với bản thân. Đặc biệt, đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số này giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh. Vậy chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì? Đâu là những loại quả có chỉ số tốt cho bệnh nhân tiểu đường?
17/09/2022 | Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu? 16/08/2022 | Ảnh hưởng của hạ đường huyết sau ăn đến sức khỏe con người 15/07/2022 | Người già bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết?
1. Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của thực phẩm
Chỉ số đường huyết của thực phẩm có tên viết tắt là GI. Đây là thước đo thể hiện tốc độ giải phóng đường vào trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm cho glucose huyết tương trong máu tăng nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số GI thấp. Theo đó, chỉ số này được phân thành 4 mức độ:
- Cao (GI > 70%);
- Trung bình: 56 - 69%;
- Thấp: < = 55%;
- Rất thấp: < = 40%.
Ngoài ra, luôn luôn có một lượng đường nhất định tồn tại trong máu, có tác dụng cung cấp năng lượng cho các cơ quan và hoạt động của cơ thể. Nếu lượng đường huyết trong máu tăng cao tới mức vượt mức cho phép thì gây nên tiểu đường, một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của mỗi người ở các thời điểm khác nhau là không giống nhau, sau đây là chỉ số đường huyết của 1 người bình thường:
-
Chỉ số đường huyết khi đói: 90 – 130 mg/dL.
-
Chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn: < 180 mg/dL.
-
Chỉ số đường huyết bất kỳ: < 140mg/dL (7.8mmol/L).
Chỉ số đường huyết của thực phẩm được chia làm 3 mức là cao, trung bình và thấp
Ngoài ra, chỉ số đường huyết của thực phẩm không chỉ giúp chúng ta biết thực phẩm này ngọt hay nhạt mà con số này thể hiện tốc độ hấp thụ của các loại thực phẩm sau khi ăn.
Qua đó, chúng ta biết được rằng, những thực phẩm có GI ở mức thấp thông thường là các loại rau củ có lượng carbohydrate thấp. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm này có ảnh hưởng không đáng kể đến đường huyết của cơ thể sau khi ăn.
Những thực phẩm có GI thấp thường thấy là các loại đậu, nhiều loại hoa quả như khoai lang, kiwi, táo, nho, lê, rau xanh,... Ngoài ra, sữa và sản phẩm của sữa, yến mạch cũng là thực phẩm có carbohydrate thấp.
Những thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức trung bình như gạo lứt, khoai tây, dứa sẽ không khiến thực phẩm được chuyển hoá quá nhanh hay quá chậm.
Đa phần thực phẩm có GI ở mức cao như cơm trắng, các loại bánh kẹo, bánh mỳ, dưa hấu khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
2. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Có thể thấy rằng, chỉ số đường huyết có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Việc bổ sung những thực phẩm có GI thấp có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh.
Cam tươi
Cam tươi có chỉ số đường huyết là 43, rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Cam được biết đến là loại thực phẩm ít đường, giàu chất xơ vì thế không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Đồng thời, với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào còn giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh.
Cam tươi là lựa chọn tuyệt vời cho người người bị tiểu đường
Quả lê
Với lượng nước cao, chiếm tới 84% trọng lượng mỗi quả. Ngoài ra, thành phần còn có chất xơ và các loại vitamin giúp hạn chế tình trạng đường huyết tăng lên nhanh chóng. Với chị số đường huyết khá thấp (GI=38) thì đây chính là loại thực phẩm phù hợp và cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Hãy ăn 1 quả lê mỗi ngày để kiểm soát đường huyết hiệu quả bạn nhé.
Đu đủ
Một loại quả nữa cũng có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết hiệu quả là đu đủ. Ngoài các chất dinh dưỡng giúp người bệnh kiểm soát căn bệnh tiểu đường thì trong quả đu đủ còn tồn tại một loại enzyme có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại đến bệnh nhân. Chỉ số đường huyết của đu đủ ở mức trung bình (GI=60) nên khá phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Quả trâm
Trâm là loại quả khá phổ biến ở các vùng nông thôn và được người dân xem như là một bài thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường. Với chỉ số đường huyết là 25 thì loại quả này rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, Ngoài ra, ăn quả trâm còn giúp cải thiện các triệu chứng thường gặp của bệnh như khát nước, tiểu tiện quá mức. Ngoài quả thì hạt trâm cũng có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết hiệu quả, bạn hãy cân nhắc sử dụng nhé.
Quả đào
Đào là loại quả có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả bởi thành phần chất xơ cao nhưng chỉ số đường huyết lại khá thấp (GI=28). Không chỉ thế, trong quả đào còn chứa chất chống oxy hóa và các loại vitamin có lợi, vì thế rất phù hợp với người bị tiểu đường.
Đào có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả
Dâu tây
Dâu tây được biết đến là một loại quả thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất trong loại quả này có khả năng giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu. Không chỉ thế, chỉ số đường huyết của dâu tây chỉ 41 và lượng carbohydrate thấp hạn chế tình trạng đói vặt nhưng vẫn đầy đủ năng lượng cho các hoạt động. Ngoài việc ăn dâu tây tươi, bạn có thể xay nhuyễn nó thành sinh tố để thưởng thức.
Quả bưởi
Với lượng nước rất cao, chiếm tới 91% trong mỗi quả, vitamin và khoáng chất dồi dao, nhiều chất xơ đặc biệt là chỉ số đường huyết chỉ 25 nên bưởi rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, trong loại quả này còn có hợp chất naringenin có tác dụng tăng độ nhạy của với insulin của cơ thể. Vì thế, hãy bổ sung bưởi mỗi ngày để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn nhé.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn bưởi thường xuyên để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết
Có thể thấy rằng, chỉ số đường huyết là thước đo quan trọng để chúng ta lựa chọn thực phẩm. Nếu bạn đang mắc tiểu đường hay muốn duy trì một cân nặng hợp lý cần cân nhắc lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp hoặc mức trung bình.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chỉ số đường huyết của thực phẩm. Nếu còn bầy kỳ thắc mắc nào hay có như cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEc, quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.