Bệnh zona thần kinh thường ảnh hưởng và gây triệu chứng ở một vùng cơ thể nhất định. Những khu vực thường gặp là: mặt, thắt lưng, lưng, ngực, bụng,… Phát hiện sớm và điều trị tích cực giúp phòng ngừa biến chứng nặng khi virus tấn công vào cơ quan nội tạng. Cùng các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu về dấu hiệu bệnh zona thần kinh trong bài viết dưới đây.
19/08/2020 | Bị zona thần kinh trên mặt có nguy hiểm không? 19/08/2020 | Bị zona thần kinh bao lâu thì khỏi và điều trị thế nào? 19/08/2020 | Bệnh zona thần kinh có tái phát không và các vấn đề liên quan
Bệnh zona thần kinh thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác do triệu chứng phát ban, viêm da, nổi mụn rộp. Tuy nhiên điều trị bệnh giống như điều trị da liễu khác sẽ không đem lại hiệu quả, có thể gây biến chứng nặng hơn.
Zona thần kinh thường chỉ xảy ra ở vùng cơ thể nhất định, không lây lan ra vùng khác như bệnh da liễu do virus gây bệnh chỉ tác động đến một vài hạch thần kinh gốc mà nó cư trú. Cảm giác đau rát do zona thần kinh cũng xuất phát từ gốc thần kinh bị tổn thương không phải do các mụn rộp trên da. Thực tế zona thần kinh xuất hiện ở các khu vực khác nhau cũng gây những triệu chứng khác biệt.
1.1. Triệu chứng chung
Dù zona thần kinh xuất hiện ở vùng da nào cũng gây cảm giác châm chích, nóng rát rất khó chịu. Cùng với đó, trên da xuất hiện những vết phát ban tập trung ở các khu vực nhất định, sau đó hình thành mụn rộp chứa chất lỏng trong suốt.
1.2. Dấu hiệu cụ thể ở từng vùng mắc bệnh
Nếu zona thần kinh xuất hiện ở khu vực bụng, sườn hoặc lưng
Sẽ có triệu chứng:
- Xuất hiện tình trạng phát ban phồng rộp theo từng vệt dài trên các đốt da.
- Zona xuất hiện nhiều, chỉ ở 1 phía của cơ thể mà virus tác động gây bệnh.
Zona thần kinh ở mặt gây nhiều đau đớn
Nếu zona thần kinh xuất hiện ở vùng mặt
- Vị trí thường zona thường xuất hiện là vùng da quanh mắt và trán, đôi khi cũng có thể gặp ở quanh miệng hoặc má.
- Da mặt là vùng da nhạy cảm nên zona cũng gây đau đớn hơn.
- Dây thần kinh ảnh hưởng gây đau nhức đầu, mất sức, mệt mỏi.
Nếu zona thần kinh ở mắt
Virus đã tấn công vào dây thần kinh của mắt, có thể dẫn tới nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Lúc này bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu đỏ mắt, sưng đau viền mắt, mất thị lực hoặc nặng hơn mất khả năng nhìn tạm thời.
Nếu zona thần kinh ở tai
Ngoài xuất hiện các nốt phát ban, phồng rộp quanh tai, bệnh nhân còn bị giảm khả năng nghe ở bên bị bệnh, có thể nổi hạch gần đó, cơ mặt yếu đi, méo mặt,…
Nếu zona thần kinh ở miệng
Zona thần kinh cũng có thể xuất hiện ở miệng. Dấu hiệu bệnh zona thần kinh ở miệng là gây cảm giác sưng đau như khi đau răng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi nói chuyện, ăn uống, soi thấy tổn thương mô mềm vòm miệng hoặc mô cứng.
Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên, bệnh zona thần kinh có thể gây ra một số dấu hiệu ít gặp khác như: sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi mất sức lực, dạ dày khó chịu và rối loạn tiêu hóa.
Bệnh nhân zona thần kinh có thể bị sốt nhẹ
2. Con đường lây nhiễm zona thần kinh
Dấu hiệu đặc trưng của zona thần kinh là các mụn nước nổi thành đám dọc theo dây thần kinh. Chính dịch nước này có chứa virus gây bệnh, là nguồn lây nhiễm cho những người lành.
Những con đường lây nhiễm zona thần kinh gồm:
2.1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Nếu bản thân đang bị zona thần kinh, bạn cần chủ động tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp da - da ở vị trí phát ban, mụn mủ zona. Sau khi dịch mủ vỡ ra, mụn nước khô lại thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm xuống.
2.2. Tiếp xúc gián tiếp với dịch zona
Bằng việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như Cốc uống nước, quần áo, khăn mặt, chăn, gối,… người lành hoàn toàn có thể bị lây nhiễm virus zona. Vì thế cần thực hiện cách ly, phòng ngừa lây nhiễm nghiêm túc, đặc biệt với các đối tượng sức khỏe yếu như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người bị ung thư, HIV/AIDS, người vừa ốm dậy hoặc đang điều trị ung thư,…
Người bị lây nhiễm virus zona thần kinh có thể chưa khởi phát bệnh ngay, hoặc gây bệnh thủy đậu nếu bạn chưa từng mắc căn bệnh này. Kể cả những người từng bị hoặc đã tiêm phòng vaccine thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ nhỏ bị zona thần kinh rất nguy hiểm
3. Làm gì để phòng ngừa zona thần kinh
Khi đã hiểu rõ con đường lây nhiễm và gây bệnh của virus zona thần kinh, mỗi người nên chủ động phòng ngừa để tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh, tái phát hoặc biến chứng nặng tới sức khỏe.
Ngăn ngừa lây nhiễm: Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh zona thần kinh và thủy đậu, nhất là khi người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển, dịch mủ chứa nhiều virus.
Ngăn ngừa biến chứng: Thực hiện chẩn đoán và điều trị tích cực ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona thần kinh. Khi xuất hiện các triệu chứng nặng bất thường, cần kiểm tra và thông báo với bác sĩ.
Ngăn ngừa nhiễm trùng và hình thành sẹo: Việc chà xát mạnh khi còn các mụn nước hoặc để vùng da tổn thương tiếp xúc với nước bẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan. Vì thế nên rửa vùng da bị mụn nước zona với nước muối loãng, nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa chuyên dụng, giữ vùng da sạch sẽ, thoáng mát.
Phòng ngừa mắc bệnh và tái phát bệnh ở đối tượng nguy cơ cao: Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng ngừa zona thần kinh hiệu quả nhất, vaccine thủy đậu chứa virus bất hoạt được đưa vào trong cơ thể giúp hình thành kháng thể chống lại virus tốt hơn.
Tiêm phòng vaccine thủy đậu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây không được tiêm phòng vaccine thủy đậu do có thể gây biến chứng bệnh nguy hiểm:
- Người đang mắc bệnh thủy đậu.
- Người đang mắc bệnh zona thần kinh, có sốt cao.
- Người bị dị ứng với thành phần có trong vaccine hoặc tiền sử sốc phản vệ sau khi tiêm.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người đang điều trị bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Nhìn chung, dấu hiệu bệnh zona thần kinh khá dễ phát hiện và chẩn đoán, bệnh cũng không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan lơ là, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vì thế cần chủ động phòng ngừa, khám và điều trị tích cực ngay khi phát hiện bệnh. Để được tư vấn, khám và điều trị zona thần kinh tại Chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay.