Những điều nên biết về bệnh u mềm lây | Medlatec

Những điều nên biết về bệnh u mềm lây

U mềm lây được xem là một dạng viêm da có khả năng lây nhiễm với đặc trưng là sự xuất hiện trên bề mặt da khối u có lõm ở chính giữa, dễ bưng mủ. Khối u có thể lây lan sang những vùng da khác của cơ thể hoặc lây cho người khác khi nó bị xước, vỡ hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da có tổn thương.


22/06/2022 | Bệnh U hạt Wegener và những nguy cơ đối với sức khỏe
10/05/2022 | Chữa chàm da tay bằng cách nào? Phương pháp phòng ngừa ra sao?
17/06/2021 | Những triệu chứng dị ứng các loại hạt bạn không nên bỏ qua

1. Bệnh u mềm lây - căn nguyên và nhận diện

1.1. Căn nguyên gây bệnh

U mềm lây có đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt màu trắng sáp hoặc đỏ. Tác nhân gây ra bệnh u mềm lây là virus Molluscum contagiosum. Virus này gồm 4 type là MCV 1, 2, 3 và 4 nhưng phổ biến nhất là type 1 và thường gặp ở trẻ em. Type 2 thường gây ra u mềm lây sinh dục ở người lớn và lây qua đường tình dục.

Virus Molluscum contagiosum gây ra bệnh u mềm lây

Virus Molluscum contagiosum gây ra bệnh u mềm lây

Các yếu tố sau được xem là tăng nguy cơ bị nhiễm u mềm lây:

- Bị suy yếu hệ thống miễn dịch (do điều trị bệnh ung thư hoặc nhiễm HIV). Trường hợp này u mềm lây có thể tăng kích thước và gặp khó khăn trong điều trị.

- Bị viêm da dị ứng khiến cho da thường xuyên bị tổn thương nên dễ bị u mềm lây và dễ lây sang những bộ phận khác.

- Người sống ở vùng có dân cư đông đúc, khí hậu ẩm hoặc ấm.

1.2. Triệu chứng nhận diện

Từ khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh có thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần - 6 tháng mới gây nên các triệu chứng ở trên da. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các hiện tượng sau:

- Bề mặt da nổi các sẩn nhỏ có kích thước 1 - 2mm với nhiều hình khác nhau như tròn, bán cầu, oval,... ở giữa nốt sẩn có rốn.

- Nốt sẩn có màu hồng nhạt hoặc màu trắng đục như màu da và rất chắc; đứng đơn lẻ, chụm thành cụm hoặc xếp thành dải theo vệt.

- Vùng da xung quanh nốt sẩn có thể ngứa và đỏ.

- Vị trí khu trú của nốt sẩn ở trẻ em thường là cổ, mặt; ở người lớn thường là xương mu, phía bên trong đùi, bụng dưới và bộ phận sinh dục.

2. Chẩn đoán và điều trị u mềm lây như thế nào?

2.1. Chẩn đoán u mềm lây

- Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt u mềm lây với một số bệnh có đặc điểm tương đồng như:

+ Hạt cơm phẳng: nốt sẩn bằng phẳng và không lõm ở giữa, không có hình vòm, bề mặt không đều, có thể có thương tổn ở bàn tay và chân.

Đặc trưng của u mềm lây là lõm ở giữa và dễ bưng mủ

Đặc trưng của u mềm lây là lõm ở giữa và dễ bưng mủ

+ Herpes simplex: vùng tổn thương nhanh bị lõm ở giữa.

+ Thủy đậu: nốt mụn nước tạo thành bọng.

+ Viêm nang lông: nốt sẩn không lõm ở giữa, có thể là mụn mủ mọc ở chân tóc.

- Chẩn đoán cận lâm sàng

Nếu chỉ căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng thì rất khó phân biệt được các type gây ra u mềm lây. Vì thế, người bệnh cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì mới biết được tác nhân gây bệnh là virus MCV thuộc type nào.

Việc chẩn đoán u mềm lây thường được thực hiện bằng cách dùng kính lúp soi da để tìm sẩn lõm ở phía trung tâm. Nếu cách làm này không cho chẩn đoán chắc chắn thì sẽ làm phết tế bào hoặc sinh thiết da vùng tổn thương. Chỉ định xét nghiệm không cần thiết đối với trẻ em. Riêng người lớn, nếu bị u mềm lây sinh dục thì cần làm xét nghiệm để tìm ra tác nhân gây bệnh có phải do lây qua đường tình dục hay không.

2.2. Điều trị u mềm lây

Hầu hết các tổn thương do u mềm lây sẽ tự thoái triển sau khoảng 1 - 2 năm, đôi khi có thể lên đến 2 - 3 năm. Biện pháp điều trị thường được chỉ định với mục đích ngăn chặn lây lan hoặc vì lý do thẩm mỹ. Nguyên tắc điều trị bệnh lý này là: loại bỏ tổn thương, phòng ngừa nguy cơ tái phát và kết hợp điều trị bệnh lý đi kèm.

Biện pháp thường được dùng để điều trị u mềm lây là: 

- Nạo

Dùng thìa nạo để nạo bỏ tổn thương. Đầu tiên bác sĩ sẽ bôi kem tê rồi dùng thìa để nạo vô khuẩn nhằm loại bỏ phần nhân ở giữa nốt sẩn.

Điều trị u mềm lây bằng ni tơ lỏng giúp tổn thương bị đông vón và bong dần ra

Điều trị u mềm lây bằng ni tơ lỏng giúp tổn thương bị đông vón và bong dần ra

- Dùng thuốc bôi

+ Dung dịch KOH 10%: mỗi ngày bôi dung dịch lên tổn thương hai lần cho đến khi tổn thương bị loại bỏ hoàn toàn.

+ Imiquimod 5%: thuốc được dùng bôi lên tổn thương vào buổi tối sau đó khoảng 8 - 10 giờ thì rửa sạch. Thuốc cần được bôi 3 ngày liên tiếp/tuần sau đó nghỉ 4 ngày rồi tiếp tục với liệu trình tương tự ở tuần kế tiếp. Trường hợp lâu nhất có thể dùng thuốc đến 16 tuần.

+ Salicylic 2 - 5%: mỗi ngày bôi lên tổn thương 2 - 3 lần cho đến khi chúng hoàn toàn biến mất.

+ Nitơ lỏng (ở điều kiện -196 độ C): nitơ lỏng sẽ được xịt lên tổn thương để làm đông vón tổn thương nhưng cần tránh để nó làm tổn thương các khu vực da lành xung quanh, nhất là trường hợp u mềm lây ở xung quanh mắt.

- Phương pháp khác: thoa Cantharidin, axit trichoroacetic hoặc tiêm interferon vào bên trong tổn thương. 

- Điều trị kết hợp: dùng kem dưỡng ẩm cho da; tránh gãi và chà xát; sát khuẩn và hạn chế dùng thuốc bôi chứa corticoid vì dễ tạo cơ hội làm lây lan virus.

2.3. Một số lưu ý

Để tránh lây nhiễm u mềm lây cho những người xung quanh, người bệnh nên:

- Điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt và trong thời gian điều trị cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tuyệt đối không đâm chích hay cào gãi vào nốt sẩn làm cho nó vỡ ra vì như vậy sẽ khiến virus có điều kiện lây lan.

- Không tiếp xúc da - da giữa người bệnh với người bình thường.

- Dùng riêng vật dụng cá nhân.

- Dùng băng gạc y tế để băng vùng thương tổn lại nhằm tránh cho virus lây lan ra môi trường.

- Không đến các nơi đông người hoặc sinh hoạt công cộng như phòng tắm hơi, hồ bơi,...

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đọc đã hiểu hơn về u mềm lây và biết cách phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng. Nếu cần giải đáp thêm bất cứ thông tin nào về bệnh, bạn đọc có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ các thông tin cần thiết nhất về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp