Tổn thương thần kinh mạn tính là tình trạng mà nhiều người trên thế giới gặp phải. Điều trị sớm thần kinh mạn tính sẽ giúp bạn cải thiện về triệu chứng khó chịu cũng như nâng cao chất lượng đời sống cá nhân.
05/01/2023 | Vai trò của chụp cộng hưởng từ sọ não trong chẩn đoán xung đột mạch máu - thần kinh 03/01/2023 | Cảnh giác trước tình trạng ngộ độc thị thần kinh do rượu! 28/12/2022 | Tìm hiểu tổng quan về bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
1. Tổn thương thần kinh mạn tính là gì?
Tổn thương thần kinh mạn tính gây cảm khác khó chịu lên các mô tế bào, cơn đau tái đi tái lại, thời gian kéo dài hơn cấp tính, trên 3 tháng. Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau nhẹ, âm ỉ hoặc đau với cường độ mạnh. Đặc trưng của người bị tổn thương thần kinh bởi cảm giác đau nhức nhối và châm chích.
Tổn thương thần kinh mạn tính gây đau, tê ngứa ran hoặc chân tay như bị kim châm
2. Lý do dẫn tới tổn thương thần kinh mạn tính
Tổn thương hệ thần kinh thuộc lĩnh vực Y khoa khá phức tạp. Đau thần kinh là nguyên nhân của một phản ứng không thích hợp bởi tổn thương hay rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên, cụ thể về những lý do đặc trưng của hiện tượng tổn thương thần kinh mạn tính:
-
Đau dây thần kinh trung ương: Người bệnh có cảm giác đau sau sau khi bị đột quỵ não, đau do bệnh tủy vì chấn thương, bệnh xơ cứng, bệnh ở tủy sống, bệnh HIV;
-
Đau dây thần kinh ngoại biên: Đa phần đến từ lý do không kiểm soát những biến chứng của bệnh đái tháo đường, thiếu hụt vitamin, ảnh hưởng từ thuốc và độc tố, virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV), hội chứng cận ung thư, bệnh thần kinh di truyền;
-
Đau do viêm: Tổn thương thần kinh sau mổ hay phẫu thuật, gặp chấn thương, thoái hóa, bị ung thư, viêm khớp, gout,...
-
Đau vì yếu tố dây thần kinh: Đau sau khi bị zona thần kinh, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh số V,...
Đau đầu, đau lưng, đau cổ vì co cơ cũng dẫn đến tổn thương dây thần kinh
3. Chẩn đoán về tổn thương thần kinh đến từ nguyên nhân nào?
Đánh giá tổng quan, nghi ngờ đau dây thần kinh bởi dấu hiệu nhận biết đặc trưng hoặc có nghi ngờ về tình trạng tổn thương thần kinh mạn tính, bạn nên thăm khám bác sĩ để có thể chẩn đoán, xác định nguyên nhân chính xác về bệnh tình:
-
Người bệnh nên thực hiện làm chẩn đoán Y khoa tổng quát, yếu tố tâm lý (tình cảm và nhận thức) cùng yếu tố xã hội để giúp điều chỉnh các tổn thương, đau đớn gặp phải;
-
Nhìn nhận nguyên nhân dễ dàng nhìn thấy (như bệnh tiểu đường, bệnh lý người bệnh đang mắc bệnh có ảnh hưởng tới dây thần kinh);
-
Dựa trên những mô tả về triệu chứng của người bệnh;
-
Đánh giá chung, bao gồm cả việc đánh giá mục tiêu Y khoa và mục tiêu bệnh nhân.
4. Đánh giá về mức độ tổn thương thần kinh
Thang điểm đau là công cụ sẵn có dùng để đánh giá chất lượng, cường độ, vị trí, kiểu đau. Trước khi điều trị tổn thương thần kinh mạn tính, dùng thang điểm nhằm mục đích đánh giá và theo dõi về đáp ứng điều trị của người bệnh theo thời gian. Dưới đây là các công cụ thước đo đánh giá mức độ tổn thương hệ thần kinh:
4.1. Thang điểm phân loại cấp độ đau
Thang điểm phân loại cấp độ đau có thể dùng từ ngữ để mô tả mức độ hoặc cường độ đau, tổn thương. Ví dụ về cường độ đau sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm 4 như sau:
-
Không bị đau = 0;
-
Cảm giác đau nhẹ = 1;
-
Cảm giác đau = 2;
-
Cảm giác đau nặng = 3.
4.2. Thang điểm đánh giá qua mắt thường
Thang điểm đánh giá mức độ tổn thương thần kinh mạn tính qua mắt thường vừa đơn giản và được sử dụng phổ biến. Theo đó, bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu chia mức độ đau trên một đường ngang dài 100 mm (0 mm tương ứng với không đau, 100 mm tương ứng với đau nặng nhất.
4.3. Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi mô tả chung về cảm giác đau, đánh giá cấp độ tổn thương, ảnh hưởng của tổn thương hệ thần kinh cùng thang điểm cường độ và các câu hỏi thêm khác. Qua đó, người bệnh sẽ hoàn thành bảng câu hỏi có những nội dung sau:
-
Vị trí thường xuyên có cảm giác đau;
-
Mô tả lại cảm giác bị tổn thương thần kinh;
-
Biểu hiện của tình trạng đau thần kinh thay đổi theo thời gian;
-
Đánh giá về mức độ tổn thương thần kinh mạn tính theo thang điểm từ 1 (đau nhẹ) đến 5 (đau dữ dội).
Bảng câu hỏi đau là một mẫu bảng câu hỏi toàn diện để đánh giá bệnh tổng thể. Đây cũng là một công cụ đánh giá nhạy cảm để điều trị giảm đau. Trong đó, có các câu hỏi khá phức tạp nên đã không ứng dụng thường xuyên trong thực hành lâm sàng.
4.4. Sổ tay người bệnh
Một số người bệnh có thói quen ghi chép lại các cơn đau do tổn thương thần kinh mạn tính. Những thông tin này là công cụ hữu ích và đáng tin cậy để đánh giá cấp độ đau trên cơ sở liên tục so với ghi nhớ của người bệnh khi thăm khám.
4.5. Thang đo chất lượng cuộc sống cá nhân
Hiện nay, có khá nhiều loại thang đo chất lượng cuộc sống cá nhân khác nhau, chẳng hạn: Thang SF - 36 khá phổ biến, đặc biệt ứng dụng nhiều trong thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, SF - 36 gồm 36 câu hỏi đánh giá chung về 8 lĩnh vực chất lượng đời sống:
-
Hoạt động về thể chất;
-
Vai trò của thể chất;
-
Biểu hiện đau cơ thể;
-
Sức khỏe tâm thần;
-
Vai trò của cảm xúc;
-
Chức năng của xã hội;
-
Dấu hiệu sinh tồn;
-
Sức khỏe nói chung.
SF - 36 cung cấp tổng thể một bức tranh toàn diện về chất lượng đời sống cá nhân. Do đó, nó có tác dụng lớn trong công cuộc điều trị giảm đau, tổn thương thần kinh mang lại dấu hiệu tích cực trên tổng thể chất lượng cuộc sống.
Khi có những biểu hiện tổn thương dây thần kinh bạn nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín
5. Điều trị triệu chứng tổn thương hệ thần kinh mạn tính
Tổn thương thần kinh mạn tính mang lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bệnh nhân. Để điều trị bệnh hiệu quả cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh thông qua chẩn đoán, thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Mục tiêu của việc điều trị là giúp người bệnh giảm đau, giảm tái phát cơn đau. Điều trị kết hợp giữa dùng thuốc và không dùng thuốc.
-
Điều trị không do viêm: Nếu ở cấp độ nhẹ có thể áp dụng vật lý trị liệu, yoga, thiền, thư giãn liệu pháp,... Nếu ở cấp độ trung bình hoặc nặng, kết hợp giữa dùng thuốc, các chế phẩm từ thuốc và tập vật lý trị liệu;
Ở cấp độ nhẹ có thể chọn những bài tập yoga nhẹ nhàng
-
Điều trị do viêm: Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, cấp độ nặng dùng thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid;
-
Điều trị do nguyên nhân: Sử dụng thuốc giảm đau hệ thần kinh như thuốc chống trầm cảm, nhóm thuốc chống động kinh,...
-
Điều trị sau phẫu thuật: Hạn chế tối đa mức độ tổn thương thần kinh mạn tính sau phẫu thuật đặc biệt quan trọng. Cùng với đó là tránh tối đa phải dùng đến các nhóm thuốc gây nghiện.
Tổn thương thần kinh mạn tính làm ảnh hưởng chất lượng đời sống của mỗi cá nhân. Bạn nên theo dõi, thăm khám sức khỏe tổng quát để chắc chắn “Tôi khỏe mạnh” bằng cách liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tốt nhất.