Rối loạn khớp thái dương hàm là do đâu? | Medlatec

Rối loạn khớp thái dương hàm là do đâu?

Rối loạn khớp thái dương hàm khiến nhiều người bệnh phải chịu nhiều cơn đau đớn, nhất là khi nhai thức ăn và nói chuyện với mọi người xung quanh. Cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp và mang lại hiệu quả lâu dài.


04/05/2021 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

1. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm 

Khớp dương hàm nằm ở 2 bên đầu và thường xuyên phải xoay, di chuyển từ trước ra sau, từ bên này sang bên kia khi chúng ta nói chuyện, nhai thức ăn hoặc khi ngáp. Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khi các cơ, xương, mô thuộc khớp này bị tổn thương. 

Khớp thái dương hàm phải di chuyển và xoay liên tục khi chúng ta nói chuyện hoặc nhai thức ăn

Khớp thái dương hàm phải di chuyển và xoay liên tục khi chúng ta nói chuyện hoặc nhai thức ăn

Những nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm có thể kể đến như: 

- Cấu tạo và hoạt động của khớp thái dương hàm bị sai lệch hoặc có nhiều vấn đề bất thường do di truyền. 

- Một số tác động từ bên ngoài như tai nạn lao động, chơi thể thao hay tai nạn khi tham gia giao thông,... cũng có thể gây tác động đến khớp thái dương hàm và gây ra một số chấn thương, chẳng hạn như trật khớp thái dương hàm.

- Do thói quen nghiến răng: Đây là một thói quen có thể dẫn đến nhiều vấn đề về Răng hàm mặt. Khi nghiến răng, hàm răng bị siết chặt khiến vùng cơ hàm chịu áp lực lớn và tăng nguy cơ bị tổn thương. 

- Do thói quen ăn uống chẳng hạn như chỉ nhai ở một bên răng, thường xuyên ăn những thực phẩm cứng,...

- Hàm răng thưa và lệch, tình trạng thiếu răng hoặc mất răng, khớp cắn không đều. 

- Người bệnh bị căng thẳng, áp lực về tâm lý nên khi ngủ có thể gặp phải tình trạng co cơ hàm. 

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới và nguyên nhân có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố. Một số nhà khoa học cho rằng, estrogen thay đổi có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và giảm khả năng kiểm soát cơn đau của não bộ. Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone thay đổi cũng có thể tác động xấu đến sự phát triển của xương, sụn và protein cũng có thể liên quan đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng rõ ràng hơn về vấn đề này. 

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra những triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng rất nhẹ và không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, càng về sau thì những biểu hiện của bệnh càng rõ ràng. Bệnh nhân thậm chỉ phải đối mặt với những cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. 

Đau khi bị rối loạn khớp thái dương hàm

Đau khi bị rối loạn khớp thái dương hàm

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm: 

- Người bệnh bị đau vùng trong tai hoặc trước tai. 

- Vùng góc hàm, vùng dưới hàm sẽ bị đau hơn bình thường. 

- Cơ hàm có cảm giác bị đau mỏi ngay cả khi thực hiện những hoạt động đơn giản như há miệng, nói chuyện, hoặc khi người bệnh siết chặt hai hàm lại, khi nhai thức ăn, nhất là thức ăn cứng,...

- Cứng khớp nên rất khó để há miệng lớn. 

- Nghe thấy rất rõ tiếng lục cục của các khớp khi người bệnh đóng hoặc mở hàm. 

- Những cơn đau có thể ngày càng lan rộng đến vùng thái dương, vùng vai gáy, cổ, vùng trước và trong tai. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm thấy đau nhức nửa đầu. 

Những triệu chứng trên đôi khi chỉ thoáng qua khiến người bệnh rất khó để nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. 

3. Phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm 

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm có thể điều trị được. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Trong đó, phương pháp được cho là mang lại hiệu quả rất tích cực là kết hợp giữa các loại thuốc với các bài tập phục hồi chức năng cơ khớp thái dương hàm. 

Nên điều trị theo nguyên nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất

Nên điều trị theo nguyên nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất

Một số loại thuốc điều trị mà bác sĩ thường chỉ định là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,... Tác dụng của những loại thuốc này là giúp người bệnh giảm đau đớn và thực hiện những hoạt động như nhai thức ăn hoặc nói chuyện một cách dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, thực hiện chỉnh khớp, chỉnh nha,... để sớm cải thiện bệnh. 

Đối với những trường hợp mắc bệnh rối loạn khớp thái dương hàm do căng thẳng, lo âu thì nên áp dụng những phương pháp thư giãn, loại bỏ căng thẳng, để suy nghĩ tích cực hơn, góp phần đẩy lùi bệnh. 

Đối với những trường hợp mài răng không chủ động vào ban đêm thì cần dùng thuốc hoặc phương pháp giúp bảo vệ khớp cắn, thậm chí có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh khớp cắn. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau: 

- Nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng để giảm áp lực cho khớp hàm. 

- Hạn chế ăn những thực phẩm dính như kẹo dẻo, kẹo cao su,... để tránh nhai lâu dẫn tới hiện tượng mỏi hàm. 

- Không nên mở miệng quá to khi ngáp.

- Hạn chế thói quen siết chặt cơ quai hàm khi căng thẳng.

- Có thể thực hiện xoa bóp hoặc kéo căng cơ hàm. 

Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng

Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng

- Thư giãn cơ và làm giảm đau cơ bằng cách dùng nước ấm hoặc khăn ấm chườm lên mặt. 

Nếu được điều trị sớm và kịp thời thì những triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện, người bệnh sẽ không còn phải chịu cơn đau nhức, khó chịu và một số bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. 

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh. Từ đó, phòng tránh nguy cơ biến chứng. 

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là rối loạn khớp thái dương hàm, quý khách hàng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn trực tiếp và chi tiết hơn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp