Bệnh lý động mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Vì thế, cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe này để có biện pháp phòng tránh cũng như xử lý kịp thời.
11/01/2023 | 7 cách phòng chống đột quỵ bạn nên biết! 10/01/2023 | Các dấu hiệu cảnh báo đột tử do tim cần hết sức lưu ý 19/07/2022 | Cẩm nang sức khỏe: Khám suy tim là khám những gì?
1. Thế nào là bệnh mạch vành?
Bệnh động mạch vành hay còn gọi là bệnh mạch vành, là một vấn đề về tim mạch liên quan đến tình trạng nghẽn mạch máu vành tim gây ra bởi các mảng xơ vữa khiến oxy không được cung cấp đến cơ tim đầy đủ. Do đó, gây ra các tình trạng như tổn thương ở tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,...
Động mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến
Triệu chứng của bệnh mạch vành
Vào thời gian đầu khi mắc bệnh, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh là các cơn đau thắt ngực. Những cơn đau này thường có xu hướng xuất hiện thoáng qua, đột ngột. Cơn đau thường xuất hiện ở tim, sau xương ức và lan dần đến các bộ phận xung quanh như cổ, vai, cánh tay với biểu hiện là khó thở, cảm giác lồng ngực bị thắt chặt.
Thông thường, mỗi cơn đau chỉ kéo dài ngắn nhất là 10 - 30 giây, lâu nhất là vài phút. Nếu trong trường hợp cơn đau của bạn lâu hơn 15 phút và không được cải thiện thì cần đến viện ngay lập tức để kịp thời khám và xử trí.
Ngoài ra, bệnh còn đi kèm với các triệu chứng như:
-
Khó thở, thở hụt hơi.
-
Thường cảm thấy hồi hộp, hoảng hốt.
-
Tức ngực, đau ngực kèm buồn nôn.
Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành do nhiều yếu tố khác nhau gây ra và được chia thành 2 nhóm chính. Cụ thể:
Yếu tố không thể thay đổi
Có 3 yếu tố gây động mạch vành không thể thay đổi được đó là:
-
Tuổi tác: người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh lý này do động mạch thu hẹp và dễ bị tổn thương hơn.
-
Giới tính: so với nữ giới thì nam giới có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.
-
Tiền sử mắc bệnh trong gia đình: người bệnh có nguy cơ mắc cao hơn nếu người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc đột quỵ.
Người già có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn
Yếu tố có thể thay đổi
Bên cạnh đó, có những yếu tố gây nên bệnh mạch vành mà chúng ta có thể thay đổi được để phòng tránh cũng như cải thiện bệnh:
2. Động mạch vành nguy hiểm như thế nào?
Người bị bệnh mạch vành có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu động mạch vành bị tắc nghẽn, đây chính là tình trạng nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống do các biến chứng mạn tính gây ra là điều không thể tránh khỏi.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này là tình trạng suy tim, thường xảy ra sau nhồi máu cơ tim trong thời gian dài mà không được điều trị hoặc do cơ tim bị hoại tử. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được những dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, sưng phù, ho khan,...
Bệnh mạch vành còn gây ra rối loạn nhịp tim, điều này được biểu hiện bằng việc nhịp tim lúc đập nhanh lúc lại đập chậm hoặc hỗn hợp 2 tình trạng này. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, đau thắt ngực cũng là biến chứng của động mạch vành. Trong hai loại đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định tình tình trạng sau có nguy cơ cao tiến triển qua nhồi máu cơ tim và dễ gây đột tử.
Động mạch vành có thể gây ra đột tử
3. Cách phòng ngừa bệnh mạch vành
Có thể thấy rằng, bệnh mạch vành gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì thế, phòng ngừa bệnh là điều cần thiết đối mỗi người.
Về lối sống
Việc duy trì một lối sống lành mạnh sẽ góp phần ngăn ngừa bệnh tật trong đó có bệnh động mạch vành. Cụ thể:
-
Không hút thuốc lá, hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,...
-
Thiết lập thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày như ngồi thiền, chạy bộ, đạp xe, yoga,...
-
Chú ý sắp xếp khối lượng công việc hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân.
-
Kiểm soát tốt các tình trạng mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường,...
-
Khám sức khỏe định kỳ 2 năm 1 lần để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây động mạch vành. Từ đó có thể điều trị dễ dàng, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Về chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra động mạch vành, để phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng này người bệnh bệnh cần:
-
Bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa: chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật. Đặc biệt, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích,... chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào nên có khả năng chống viêm cao.
-
Thực phẩm giúp tăng cường khả năng lưu thông máu: salicylate là chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông, tăng cường lưu thông máu, có nhiều trong các loại trái cây như dâu tây, nho, việt quất và các gia vị như gừng, tỏi, hành tây.
-
Thực phẩm giúp giảm cholesterol: cholesterol là chất có hại cho cơ thể, nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch. Vì thế nên bổ sung các thực phẩm có khả năng giảm hấp phụ cholesterol như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có độ nhớt, các loại đậu, hoa qua quả như cam, ổi, đu đủ.
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Ngoài ra, trong trong quá trình chế biến thức ăn cho người bệnh nên lựa chọn cách luộc, hấp thay vì chiên rán. Đồng thời, các loại gia vị như muối, bột canh, bơ, sốt mayonnaise cũng không được khuyến khích trong khẩu phần ăn của người bệnh.
Có thể thấy rằng, động mạch vành là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời, Vì thể, việc phòng bệnh từ chế độ ăn uống hợp lý đến lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.