Trong thời gian gần đây, tại một số tỉnh thành trên cả nước, số trẻ em phải nhập viện điều trị do nhiễm Adenovirus tăng mạnh và có nhiều điểm bất thường. Trong bối cảnh hiện nay khi vắc xin chưa có, việc phòng bệnh và xét nghiệm Adenovirus sớm để điều trị đóng vai trò quan trọng.
17/09/2022 | Adenovirus lây qua đường nào và cách phòng tránh 16/09/2022 | Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm, hô hấp thông thường 12/08/2022 | Điểm danh các triệu chứng điển hình khi nhiễm Adenovirus
1. Vài nét chính về Adenovirus
Adenovirus là một trong những chủng virus thuộc họ Adenoviridae với một số đặc điểm như: đường kính trung bình của chúng từ 70 - 90 nm, thường gây ra bệnh giống như là cảm lạnh hoặc cúm nhẹ cho con người vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người già hoặc người lớn có miễn dịch kém.
Với nhiệt độ bình thường trong phòng, khả năng tồn tại và gây bệnh của chúng có thể tới 1 tháng, ở nhiệt độ cơ thể người (khoảng 37 độ C) là 15 ngày, từ 50 tới 60 độ C đạt tối đa 10 phút. Đặc biệt, khi nhiệt độ thấp, chúng có thể tồn tại rất lâu, tới 6 tháng ở khoảng 4 độ C và kéo dài nhiều năm ở -20 độ C.
Khả năng tồn tại, gây bệnh của Adenovirus rất dai dẳng
Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt nếu dùng nước sôi, dung dịch cloramin và tia cực tím, virus này cũng có thể chống lại kháng sinh và ete.
Cho tới nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được 47 type của virus này gây ra bệnh cho người và động vật, trong đó:
-
Các type 1 - 5, 7, 14, 21 có thể gây nên viêm kết mạc và viêm họng hạch.
-
Các type 40, 41 có thể khiến cho trẻ em bị tiêu chảy cấp.
-
Bệnh do các type 5, 8, 19 gây ra có thể nghiêm trọng hơn.
2. Adenovirus có thể gây bệnh gì với triệu chứng ra sao?
Để xác định được một số phương pháp thường dùng để xét nghiệm Adenovirus, trước hết, chúng ta cần biết chúng thường gây ra bệnh gì và triệu chứng như thế nào.
Sốt, viêm họng, viêm kết mạc
Type 3 và 7 là nguyên nhân gây tình trạng này với các đặc điểm như: tạo thành dịch sốt cấp tính, có thể kèm theo viêm họng, viêm kết mạc đặc biệt với đối tượng trẻ em.
Sốt cấp tính có thể gặp nhiều ở trẻ nhiễm bệnh
Viêm kết mạc gây ảnh hưởng tới mi mắt và các tổ chức xung quanh
Trước hết, người nhiễm virus có thể bị sốt nhẹ cùng với viêm ở họng, mũi, xuất hiện hạch cổ, mắt bị đau dẫn tới sợ ánh sáng, nhòe mờ,... Sau khoảng 7 ngày, trên giác mạc của người bệnh có thể bị đốm thâm tròn, nhỏ mà nếu không điều trị sẽ gây loét. Ngay cả khi đã được điều trị, những vết loét này có thể để lại sẹo trên giác mạc.
Viêm đường hô hấp cấp
Thường gặp ở người lớn, do type 4 và 7 gây nên với các hiện tượng: sốt cao, sưng hạch bạch huyết, sổ mũi, ho kèm viêm họng. Bệnh có thể ảnh hưởng tới phổi nếu tiến triển nặng.
Ngoài ra, virus type 40, 41 có thể gây tiêu chảy cấp trẻ em, type 11, 21 có thể gây viêm, xuất huyết bàng quang, type 8, 9, 37 có thể dẫn tới viêm giác mạc, kết mạc.
Cho tới nay, không có điều trị cụ thể cho những người bị nhiễm adenovirus. Hầu hết các trường hợp nhiễm nhẹ không cần chăm sóc y tế mà thực hiện chăm sóc lâm sàng bao gồm điều trị các triệu chứng.
Tuy nhiên, khi việc điều trị không được tiến hành kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như: nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, suy đa tạng,... và những triệu chứng kéo dài nguy hiểm: xơ phổi, giãn phế quản hoặc viêm tiểu phế quản bít tắc.
Việc lây lan của Adenovirus có thể diễn ra thông qua:
-
Tiếp xúc một cách gần gũi giữa các cá nhân, như bắt tay, chạm hoặc hôn.
-
Do ho và hắt hơi, virus văng ra không khí và lây cho người khác.
-
Adenovirus thường kháng với các chất khử trùng thông thường và có thể vẫn còn lây nhiễm trong thời gian dài trên các bề mặt và đồ vật. Vì thế, khi chúng ta chạm vào mà không rửa tay rồi đưa lên miệng, mũi hoặc mắt sẽ khiến chúng lây lan.
-
Tiếp xúc với dịch tiết hay phân người bệnh, ví dụ, trong khi thay tã cho trẻ em.
-
Virus cũng có thể có trong nguồn nước, bể bơi và lây sang người lành.
-
Đặc biệt, các phòng khám bệnh, nhất là khám mắt có thể là nơi khiến cho mầm bệnh phát tán khi nhân viên y tế mắc và lây sang cho người nhà, người xung quanh.
Tiếp xúc gần như nắm tay, ôm hôn, nói chuyện,... có thể khiến lây bệnh
3. Phương pháp xét nghiệm Adenovirus
Có thể nói, một số dấu hiệu của bệnh có thể dẫn tới sự nhầm lẫn với các bệnh do virus khác gây ra ở đường hô hấp. Vì thế, xét nghiệm được xem là phương pháp mang tới kết quả chính xác nhất.
Việc xét nghiệm để phát hiện Adenovirus có thể được thực hiện đối với những người có dấu hiệu bị bệnh bằng cách phát hiện kháng nguyên virus hoặc phát hiện sự tồn tại của virus trong mẫu bệnh phẩm. Các phương pháp phổ biến gồm:
Test nhanh
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng là phân của người bệnh, có thể dùng kính hiển vi hoặc kỹ thuật ELISA để tìm ra sự tồn tại của virus. Thời gian để cho ra kết quả sau khoảng 60 phút từ khi lấy mẫu.
Real Time PCR
Mẫu bệnh phẩm được dùng là dịch tỵ hầu và thời gian trả kết quả là sau khoảng từ 3 tới 4 ngày.
Sự tồn tại của virus có thể được nhận ra bằng kính hiển vi
4. Có thể phòng chống sự lây nhiễm Adenovirus như thế nào?
Với những người chưa mắc bệnh, việc phòng, chống nên được thực hiện qua các hành động như:
-
Thường xuyên rửa tay kỹ thuật bằng xà phòng.
-
Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, nhất là khi chưa rửa sạch.
-
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang tại những nơi có đông người hoặc có tiếp xúc gần.
-
Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, bảo vệ nguồn nước, không dùng nước bị ô nhiễm để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt.
-
Không dùng chung các loại đồ dùng như: cốc nước, khăn mặt,... với những người khác.
-
Ăn đủ chất, thực phẩm rõ nguồn gốc, chế biến kỹ.
-
Định kỳ cần vệ sinh dụng cụ thường dùng trong gia đình, đồ chơi, đồ dùng của trẻ nhỏ.
-
Tại các phòng khám, cơ sở y tế, cần thực hiện nghiêm quy định về khử khuẩn, vệ sinh y tế theo quy định.
Đối với những người đã nhiễm bệnh:
-
Tránh tiếp xúc với người khác, nên ở trong nhà.
-
Không ôm hôn, tiếp xúc thân mật với người khác.
-
Dùng riêng dụng cụ và giặt, rửa sạch sẽ.
-
Thường xuyên súc miệng họng, rửa tay chân.
-
Đồ dùng của người bệnh cần được sát khuẩn thường xuyên và tránh để người khỏe mạnh tiếp xúc.
Trung tâm xét nghiệm hiện đại của MEDLATEC
Từ ngày 19/9/2022, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai xét nghiệm Adenovirus bằng các phương pháp: Test nhanh Adenovirus/Rotavirus Ag và Realtime PCR. Cụ thể như sau:
1.Test nhanh Adenovirus/Rotavirus Ag: (phát hiện đồng thời và phân biệt kháng nguyên Adeno virus type 40/41 và Rotavirus nhóm A - dùng để chẩn đoán căn nguyên adenovirus gây bệnh đường tiêu hóa)
- Thời gian trả kết quả: Sau 60 phút kể từ khi nhận mẫu tại labo;
- Mẫu bệnh phẩm: Mẫu phân;
- Giá dịch vụ: 239. 000 VND
2. Adeno Virus Realtime - PCR: (phát hiện DNA của Adeno virus trong mẫu bệnh phẩm - dùng để chẩn đoán bệnh đường hô hấp do Adeno virus)
- Thời gian trả kết quả:
+ Nhận mẫu tại Trung tâm Xét nghiệm trước 11h trả kết quả trước 16h cùng ngày.
+ Nhận mẫu từ 11h-16h tại Trung tâm Xét nghiệm trả kết quả trước 22h cùng ngày.
+ Nhận mẫu sau 16h trả kết quả theo khung giờ trước 11h.
- Mẫu bệnh phẩm: Dịch tỵ hầu/ họng.
- Giá dịch vụ: 1.100.000 VNĐ.
- Địa điểm phục vụ: Tại Hệ thống bệnh viện/Phòng khám và dịch vụ lấy mẫu tại nhà tại khu vực Hà Nội.
Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch xét nghiệm, khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.