Bệnh thủy đậu có những dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết, điển hình trong đó là nổi ban đỏ, hình thành các mụn nước,… Vậy thủy đậu có ngứa không? Làm gì để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết bên dưới.
11/05/2022 | Thủy đậu uống thuốc gì để mau khỏi và không để lại biến chứng? 11/05/2022 | Điều trị đúng cách các nốt thủy đậu có mủ 10/05/2022 | Bác sĩ giải đáp: Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?
1. Thủy đậu có ngứa không?
Để trả lời câu hỏi thủy đậu có ngứa không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng điển hình của thủy đậu.
Mệt mỏi, chán ăn, sốt
Triệu chứng ban đầu (thời kỳ khởi phát) của thủy đậu là sốt nhẹ và phát ban đỏ. Tùy cơ địa và tình trạng mà sốt có thể khác nhau ở mỗi người. Đa phần sẽ sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợp sốt cao, kèm theo đau cơ, đau đầu, nôn ói, ở trẻ em thì biếng ăn, mệt mỏi. Thời gian sốt kéo dài khoảng 1 - 2 ngày.
Như vậy, thủy đậu có sốt không? Câu trả lời là có, nhưng khác nhau ở mỗi người.
Hầu hết người bị thủy đậu sẽ bị sốt nhẹ trong giai đoạn khởi phát, kèm theo mệt mỏi, biếng ăn
Hình thành mụn nước và ngứa
Triệu chứng tiếp theo (giai đoạn toàn phát) của thủy đậu là sốt cao và những nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước, và mụn nước này sẽ kéo theo cảm giác ngứa. Lúc này, nếu người bệnh gãi sẽ khiến mụn nước vỡ ra, chảy dịch và có thể gây bội nhiễm.
Như vậy, thủy đậu có ngứa không? Câu trả lời là có, thậm chí, để lại nhiều biến chứng nếu người bệnh gãi nhiều khi bị ngứa và không có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
Bị thủy đậu khiến người bệnh ngứa ngáy và khó chịu, càng gãi ngứa và chà xát mụn nước thì cảm giác ngứa càng tăng
2. Bị thủy đậu bao lâu thì hết ngứa?
Người bị thủy đậu sẽ ngứa trong giai đoạn toàn phát, khi ban đỏ chuyển thành mụn nước. Thường thì ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở thân, sau đó lan đến vùng cổ, mặt và tay chân. Trong một số trường hợp còn nổi ở trong miệng, trên da đầu hay bên ngoài bộ phận sinh dục.
Trong vòng 10 ngày (thường là trong 5 - 7 ngày), người bệnh sẽ rất ngứa ngáy khó chịu. Nhưng sau khi mụn nước vỡ, đóng vảy và khô thì người bệnh sẽ không còn cảm giác ngứa nữa.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bội nhiễm xảy ra, dẫn đến những biến chứng như viêm mô, áp xe dưới da, nhiễm trùng huyết thì cảm giác ngứa sẽ còn. Như vậy, thủy đậu có ngứa không và bao lâu thì hết ngứa còn tùy thuộc vào tình trạng và cách chăm sóc.
Nếu vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng thì sẽ hết ngứa sau 7 - 10 ngày phát bệnh. Ngược lại, nếu để tình trạng bội nhiễm xảy ra thì cảm giác ngứa sẽ lâu hơn và bệnh sẽ kéo dài vì biến chứng.
Tình trạng ngứa ngáy do thủy đậu sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau khi mụn nước vỡ ra và lành hẳn
3. Biện pháp giảm ngứa và tránh gãi nhiều khi bị thủy đậu
Biết được thủy đậu có ngứa không, người bệnh cũng cần trang bị cho mình những cách làm giảm tình trạng ngứa và gãi nhiều. Điều này không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu mà còn phòng tránh được những biến chứng.
Ăn uống khoa học
Người bị thủy đậu nên ăn những thực phẩm lành tính, có tính mát như các loại đậu, rau xanh và trái cây. Tránh xa thức ăn cay nóng, các loại thịt gà, thịt bò và hải sản. Vì đây là những thực phẩm làm tăng nguy cơ dị ứng, khiến tình trạng ngứa ngáy càng thêm nghiêm trọng.
Bị thủy đậu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nước mát để vừa tăng đề kháng, vừa giúp tổn thương trên da mau lành
Ngậm kẹo không đường
Đối với trẻ em, nếu thủy đậu nổi nhiều trong miệng thì nên cho bé ngậm kẹo không đường. Biện pháp này sẽ giúp bé cảm thấy bớt đau và ngứa rát trong miệng. Đồng thời, làm dịu các vết loét, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn.
Cắt móng tay và mang bao tay
Đây cũng là biện pháp được áp dụng cho trẻ em, nhất với những bé bị thủy đậu nổi nhiều ở mặt. Bởi các bé có xu hướng ngứa là đưa tay gãi, dễ gây ra tình trạng bội nhiễm. Vì vậy, nên cắt móng tay và cho bé mang bao tay để phòng tránh trầy xước và viêm nhiễm vùng da bị thủy đậu.
Tắm với bột yến mạch
Phương pháp này mang đến nhiều tác dụng trong việc giảm ngứa. Đặc biệt, còn giúp ngăn chặn bệnh thủy đậu lây lan từ trên diện rộng, từ vùng da này sang vùng da khác. Nhờ đó, giúp người bệnh thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc và điều trị.
Tắm với baking soda
Tương tự như tắm với bột yến mạch, tắm với bột baking soda cũng là cách giảm ngứa do thủy đậu, Pha 1 cốc bột baking soda vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong 15 - 20 phút, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn ngứa ngáy như được “xoa dịu”, vì thế, dễ chịu và thư thái hơn.
Thoa thuốc sát trùng
Thủy đậu có ngứa không và làm gì khi bị ngứa nhiều? Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng ngoài da để thoa lên vùng da bị ngứa. Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng cho vùng da mắt, trong miệng hoặc gần bộ phận sinh dục.
Bôi thuốc sát trùng hoặc kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa do thủy đậu hiệu quả, đồng thời, tránh để lại vết sẹo sau khi hồi phục
Dùng thuốc giảm ngứa, giảm đau
Nếu bị ngứa nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm ngứa, giảm đau rát. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc để tránh gặp tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thủy đậu có ngứa không và làm gì để giảm bớt ngứa ngáy khó chịu.
Mọi nhu cầu tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, hoặc cần được khám và điều trị bệnh liên quan, quý khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng và uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP của Bệnh viện sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn, hỗ trợ đặt lịch khám và tiêm ngừa vắc xin nhanh chóng, tiện lợi.