Đau thần kinh tọa khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để hạn chế triệu chứng này, thuốc giảm đau thần kinh tọa thường được sử dụng và tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp.
20/04/2023 | Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh? 11/03/2023 | Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa bằng cách nào, có hiệu quả ra sao? 10/01/2023 | Hội chứng đau thần kinh trung ương đến từ nguyên nhân nào?
1. Các thuốc giảm đau thần kinh tọa qua đường uống
Người bị đau thần kinh tọa thường xuất hiện các cơn đau từ hông rồi men dọc theo lưng, đi xuống dưới mông, chân với triệu chứng rất khó chịu. Nguyên nhân của hiện tượng này đó là do dây thần kinh tọa bị chèn ép, kích thích hoặc bị tổn thương. Nếu sau khi đã áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà nhưng không cải thiện được tình trạng này, bệnh nhân sẽ cần phải dùng đến thuốc giảm đau thần kinh tọa.
Tình trạng đau thần kinh tọa
Dựa trên những yếu tố như tuổi tác, thể trạng, tiền sử dị ứng, tình trạng bệnh,... mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp. Dưới đây là các thuốc giảm đau thần kinh tọa phổ biến:
1.1. Thuốc chống viêm không steroid
Là các thuốc nhóm NSAID với điển hình là naproxen và ibuprofen. Công dụng chính của 2 thuốc này là giảm đau, giảm viêm tương đối hiệu quả. Những bệnh nhân bị thận mạn tính không nên sử dụng thuốc này. Bên cạnh đó thành phần chứa trong thuốc còn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên bạn hãy dùng thuốc khi đã ăn no.
1.2. Thuốc kê đơn
Nếu bệnh nhân không đáp ứng hiệu quả với các thuốc NSAID thì có thể chuyển sang dùng các thuốc kê đơn. Người bệnh sẽ dùng thuốc trong thời gian ngắn, khoảng 2 - 6 tuần để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Prednisone và Methylprednisolone là 2 thuốc phổ biến thuốc nhóm này, được chỉ định nhiều trong các ca đau thần kinh tọa cấp trong bệnh cảnh viêm rễ thần kinh cột sống.
1.3. Thuốc giãn cơ
Là nhóm thuốc có tác dụng giảm thiểu tình trạng co thắt và giãn các cơ bị căng một cách hiệu quả. Đây là những tình trạng gây ra bởi các bệnh lý tiềm ẩn (là nguyên nhân của đau thần kinh tọa), ví dụ như các vấn đề thường gặp ở thắt lưng, đĩa đệm hay cơ vùng chậu. Cần hết sức thận trọng khi dùng các thuốc giãn cơ vì có khả năng gây nghiện cao, đồng thời thuốc không dành cho bệnh nhân đang mắc bệnh tim, gan hoặc thận.
1.4. Các thuốc giảm đau thần kinh tọa khác
Nếu bệnh nhân bị đau thần kinh tọa mạn tính thì có thể dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống co giật. Đây là những thuốc giúp cải thiện tích cực các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Ban đầu có thể dùng thuốc với liều lượng thấp và tăng dần liều thuốc về sau. Cụ thể:
-
Thuốc chống co giật: là thuốc giúp xoa dịu tín hiệu đau dẫn truyền trong dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa. Để thấy được hiệu quả rõ rệt do thuốc đem lại, bệnh nhân cần duy trì việc dùng thuốc trong khoảng thời gian là từ 3 - 4 tuần. 2 thuốc thuộc nhóm này là pregabalin và gabapentin, khi sử dụng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ bao gồm: buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, run, buồn nôn, tăng cân hoặc phát ban,...
-
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: giúp kiểm soát đáng kể triệu chứng đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên vì mục đích không phải là điều trị trầm cảm nên bác sĩ sẽ kê nortriptyline và amitriptyline với liều lượng thấp hơn trong điều trị giảm đau thần kinh tọa. Bệnh nhân khi dùng thuốc có thể bị táo bón, khô miệng, giảm cân, tăng cân, phát ban, hạ đường huyết, tim đập nhanh,...
Dựa trên nhiều yếu tố mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp
2. Các phương pháp điều trị khác
Ngoài các thuốc dùng theo đường uống nêu trên, để giảm đau thần kinh tọa bệnh nhân cũng có thể áp dụng kết hợp với các phương pháp khác như sau:
2.1. Thuốc bôi
Các thuốc dạng bôi cũng có công dụng giúp giảm đau thần kinh tọa, ví dụ như thuốc gel, thuốc mỡ hay kem bôi. Những thuốc này có thể cải thiện tình trạng viêm, tăng tuần hoàn máu và gây tê, giảm đau hiệu quả. Các sản phẩm phổ biến được chỉ định nhiều nhất đó là Trolamine salicylat, Methyl salicylate và Capsaicin.
Vì là thuốc bôi tại chỗ nên hiệu quả do những thuốc này thường nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian đầu bệnh nhân chỉ nên dùng với lượng nhỏ để tránh tình trạng kích ứng da.
Vị trí đau thần kinh tọa thường xuất phát từ cột sống vùng thắt lưng, dần dần lan xuống dưới chân nên khi bôi thuốc, bạn nên bôi chủ yếu ở vùng xương chậu phần lưng phía sau. Bởi vì đây là khu vực có rễ dây thần kinh tọa. Điều này giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
Nếu sau khi bôi thuốc bạn đã cảm thấy dễ chịu hơn thì có thể vận động nhẹ bằng cách kéo giãn vùng lưng dưới một cách nhẹ nhàng. Động tác này có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đau thần kinh tọa tái phát và hạn chế chèn ép dây thần kinh.
2.2. Miếng dán
Trên thị tràng có sản phẩm miếng dán chứa Lidocaine - một hoạt chất có khả năng gây tê cục bộ giúp điều trị triệu chứng đau thần kinh tọa. Công dụng giảm đau của miếng dán cũng được đánh giá là nhanh chóng và hiệu quả.
Đau dây thần kinh tọa là một tình trạng mạn tính, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như vận động hàng ngày. Tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên nằm trên giường hay nằm nghỉ quá lâu vì sẽ dễ dẫn đến căng cơ. Thay vào đó người bệnh nên tập các động tác vật lý trị liệu để cải thiện tính linh hoạt cho hệ cơ, xương, khớp và góp phần làm giảm triệu chứng đau thần kinh tọa.
Người bệnh nên tập các động tác vật lý trị liệu để cải thiện hệ cơ xương khớp
Như vậy trên đây là danh sách các thuốc giảm đau thần kinh tọa thường được chỉ định hiện nay. Phụ thuộc vào tình trạng đau là gì, người bệnh sẽ được khuyến cáo sử dụng loại thuốc cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp các biện pháp nội khoa, thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, chăm sóc tại nhà, dùng thuốc,... đều không đem lại hiệu quả thì có thể cân nhắc đến phương án phẫu thuật. Đây được coi là lựa chọn cuối cùng để giúp khắc phục tình trạng này và khôi phục chức năng vận động cho bệnh nhân.
Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn địa chỉ nào để thăm khám tình trạng đau thần kinh tọa thì có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện, tổng đài viên sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch khám cùng chuyên gia.