Hiện nay khoa học đã nghiên cứu ra hơn 100 loại thuốc điều trị ung thư với các công dụng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về từng loại thuốc này, các chuyên gia y tế của MEDLATEC xin chia sẻ một số thông tin cụ thể hơn trong bài viết sau đây!
01/06/2023 | Tầm soát ung thư phổi bao gồm những phương pháp nào? 01/06/2023 | Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng người bệnh cần biết 01/06/2023 | Ung thư tử cung quan hệ được không và lời giải đáp từ bác sĩ
1. Thuốc điều trị ung thư được phân loại ra sao?
Thuốc điều trị ung thư là các thuốc được các cơ quan y tế cấp phép chấp thuận để ngăn chặn sự phát triển và tái phát của ung thư. Dưới đây là các thuốc điều trị ung thư được phân thành những nhóm như sau:
1.1. Các thuốc hóa trị
Công dụng chung của các thuốc thuộc nhóm này là các thuốc tác động vào quá trình tổng hợp của ARN và ADN tế bào ung thư, từ đó làm giảm tốc độ phát triển dị sản của chúng. Bác sĩ có thẻ chỉ định cho bệnh nhân dùng một loại thuốc (đơn trị) hoặc kết hợp các thuốc khác nhau (đa trị), hay cũng có trường hợp sẽ cần phải áp dụng cả hóa trị với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên hóa trị có thể tác động đến cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành nên thường gây nên những tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn mửa, rụng tóc, thiếu máu,...
Sử dụng hóa chất hay các loại thuốc là một trong những phương pháp điều trị ung thư
Các nhóm thuốc hóa trị cũng được phân loại như sau:
-
Nhóm Nitrosoureas: nhờ khả năng hòa tan trong chất béo nên nhóm Nitrosoureas có thể đi qua mạch máu và lên não. Do đó nhóm thuốc này chuyên được sử dụng để điều trị những loại u não.
-
Nhóm tác nhân alkyl hóa: thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh ung thư vú, ung thư phổi, bệnh bạch cầu, đa u tủy, ung thư buồng trứng, sarcoma.
-
Nhóm thuốc kháng sinh chống khối u: các thuốc nhóm này khác với những loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, bao gồm thuốc Anthracyclines và các loại thuốc khác không phải Anthracyclines.
-
Nhóm chất chống chuyển hóa: giúp ngăn cản sự phát triển của ung thư vú, đường ruột, buồng trứng, bệnh bạch cầu,...;
-
Nhóm thuốc ức chế Topoisomerase - một loại enzyme tham gia vào quá trình sao chép ADN tế bào ung thư, được ứng dụng trong điều trị ung thư phổi, bệnh bạch cầu, ung thư ở tuyến tụy, đại trực tràng, buồng trứng, đường tiêu hóa,... Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm chất ức chế Topoisomerase I và II.
-
Nhóm ức chế phân bào: được dùng để ngăn cản sự tiến triển của ung thử phổi, ung thư vú, u lympho, u tủy và bệnh bạch cầu.
-
Corticosteroid: bên cạnh tác dụng điều trị ung thư, thuốc còn giúp giảm thiểu triệu chứng buồn nôn và nôn khi thực hiện hóa trị liệu, đồng thời có thể sử dụng trước khi hóa trị để phòng ngừa dị ứng. Các thuốc corticosteroid gồm có Methylprednisolone, Prednisone, Dexamethasone,...
-
Các loại thuốc khác: Asparaginase, Hydroxyurea, Acid all-trans-retinoic, Mitotane, Procarbazine, Eribulin,...
1.2. Thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích
Mục tiêu chung của nhóm thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích đó là nhắm vào các loại tế bào ung thư để tiêu diệt chúng mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Cụ thể thuốc có chức năng xác định và triệt tiêu các tế bào ung thư, ngăn chặn những mạch máu nuôi dưỡng khối u ác tính, kích thích sự phản công của hệ thống miễn dịch đối với tế bào ung thư và hỗ trợ các biện pháp điều trị khác.
Dưới đây là nhóm các thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích:
-
Thuốc ngăn chặn ung thư phát triển: giúp cản trở những yếu tố nuôi dưỡng tế bào ung thư, gồm thuốc ức chế proteasome, PI3K, mTOR, tyrosine kinase, histone deacetylase,...
-
Kháng thể đơn dòng (MAB): là số kháng thể được tạo ra mô phỏng công dụng của các kháng thể tự nhiên trong cơ thể chống lại nhiễm trùng. Có nhiều liệu pháp MAB bắt chước các loại kháng thể khác nhau. Những thuốc kháng thể đơn dòng điển hình bao gồm: trastuzumab, rituximab, pertuzumab, docstarlimab, bevacizumab,...
-
Chất ức chế PARP: thường được chỉ định để chữa ung thư ống dẫn trứng, ung thư buồng trứng, ung thư phúc mạc và đang được thử nghiệm để điều trị ung thư đầu cổ, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư thực quản, dạ dày, u não, ung thư cổ tử cung, bàng quang và thận. Các chất ức chế PARP gồm có rucaparib, olaparib và niraparib.
-
Thuốc ngăn cản mạch máu nuôi dưỡng khối u:
-
Thuốc cản trở yếu tố giúp mạch máu tăng trưởng: khi các mạch máu nuôi dưỡng khối u bị ngừng phát triển sẽ góp phần làm chậm sự lan rộng của ung thư. Các thuốc trong nhóm này bao gồm: bevacizumab, ramucirumab, aflibercept;
-
Thuốc làm nhiễu tín hiệu giữa các tế bào: ngăn chặn các mạch máu trong khối u hình thành, bao gồm thuốc lenalidomide và thalidomide thường ứng dụng trong điều trị đa u tủy.
-
Thuốc ngăn cản tín hiệu trong tế bào: tên gọi khác là chất ức chế tyrosine kinase gồm các thuốc regorafenib, sunitinib, sorafenib Axitinib, cabozantinib.
Hiện nay khoa học đã nghiên cứu ra hơn 100 loại thuốc điều trị ung thư khác nhau
1.3. Một số loại thuốc nội tiết
Hoạt động của một số loại tế bào trong cơ thể sẽ được kiểm soát bởi các hormone. Những hormone này có thể tập trung ở hệ sinh dục (testosterone, estrogen, progesterone), hay hormone tuyến giáp, insulin, adrenaline, cortisol,... Tùy thuộc vào loại tuyến nào tạo ra hormone chúng sẽ có những chức năng khác nhau.
Một số loại ung thư cũng cần có sự tham gia của các hormone mới có thể phát triển được. Vì vậy thuốc điều trị nội tiết hay còn gọi là liệu pháp hormon/nội tiết sẽ được ứng dụng trong các trường hợp này. Đa phần liệu pháp nội tiết sẽ được ứng dụng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và một số bệnh ung thư khác.
Thuốc điều trị ung thư sẽ được đưa vào và lưu thông khắp cơ thể với mục tiêu hoạt động như sau:
-
Hạn chế và ngăn cản cơ thể tiếp tục sản sinh ra các hormone nuôi dưỡng khối u ác tính;
-
Chia rẽ liên kết giữa các tế bào ung thư và các hormone;
-
Thay đổi chức năng hoạt động của các nội tiết tố;
-
Cải thiện triệu chứng do ung thư gây ra.
2. Các thuốc điều trị ung thư có thể gây ra những tác dụng gì?
Bên cạnh những công dụng của từng loại thuốc điều trị ung thư đã được đề cập ở trên thì các thuốc này cũng tồn tại một số tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Phổ biến nhất là các triệu chứng như rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, mất xương, đau nhức xương khớp, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Ngoài ra thuốc điều trị ung thư còn khiến người bệnh có khả năng phải đối mặt với các tác dụng không mong muốn khác nghiêm trọng hơn như đột quỵ, mắc bệnh ung thư khác, hình thành huyết khối, bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm trí nhớ,...
Đối với liệu pháp hormone còn có thể dẫn tới những phản ứng như giảm tiết dịch âm đạo, giảm ham muốn tình dục, nóng bừng ở nữ giới. Còn ở nam giới có nguy cơ bị rối loạn cương dương.
Dùng thuốc điều trị ung thư có thể gây ra những tác dụng phụ khiến bệnh nhân mệt mỏi
Trên đây là những chia sẻ từ MEDLATEC về các loại thuốc điều trị ung thư được vận dụng phổ biến hiện nay. Để được tư vấn chi tiết hơn về các biện pháp tầm soát và điều trị ung thư, mời quý bạn đọc liên hệ ngay qua hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ quý khách đặt lịch khám cùng các bác sĩ tại Chuyên khoa Ung bướu và tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại viện.