Tầm soát ung thư phổi là hoạt động nên được tiến hành định kỳ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh bệnh tiến triển nặng. Giai đoạn đầu là thời điểm giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Nếu sớm xử trí từ giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ.
20/03/2023 | Cách phòng tránh ung thư phổi ai cũng cần nắm rõ 28/02/2023 | Các xét nghiệm ung thư phổi cần thiết trong chẩn đoán bệnh 23/02/2023 | Những điều bạn cần biết về tầm soát ung thư phổi
1. Thế nào là tầm soát ung thư phổi?
1.1. Phân loại ung thư phổi
Có các loại ung thư phổi chúng ta cần lưu ý như sau:
-
Ung thư biểu mô tuyến (chiếm 40%);
-
Ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm từ 25 - 30%);
-
Ung thư biểu mô tế bào lớn (chiếm từ 10 - 15%).
1.2. Tầm soát ung thư phổi quan trọng thế nào?
Tầm soát ung thư phổi là áp dụng các biện pháp, các phương án giúp sớm phát hiện ra nguy cơ ung thư phổi trong cơ thể bệnh nhân. Ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng, tầm soát ung thư phổi cũng có thể chẩn đoán ra được khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Hơn 80% trường hợp mắc ung thư đã được cứu sống nhờ được chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm.
Tầm soát ung thư phổi là hoạt động nên được tiến hành định kỳ
Thường thì bệnh nhân bị ung thư phổi sẽ không bộc lộ rõ các triệu chứng ở giai đoạn đầu, phải đến khi cơ thể trải qua những dấu hiệu bất thường dễ nhận diện hơn thì lúc này bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Khi đó việc chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khiến người bệnh dễ gặp biến chứng nguy hiểm, chi phí điều trị và thời gian vì thế cũng trở nên tốn kém hơn rất nhiều. Tầm soát ung thư phổi sẽ giúp ngăn chặn sớm điều này và nâng cao cơ hội chữa khỏi ung thư cho bệnh nhân.
Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao sau đây thì nên thực hiện tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt:
-
Người trung niên hoặc lớn tuổi đã từng hoặc đang hút thuốc lá nhiều năm. Tần suất hút thuốc diễn ra thường xuyên, liên tục trong thời gian dài;
-
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thạch tín, amiang, crom, niken, uranium, không khí ô nhiễm,... Ngay cả những người không hút thuốc lá nhưng hay hít phải khói thuốc tại nơi ở và nơi làm việc cũng nên thực hiện tầm soát ung thư phổi định kỳ;
-
Đang mắc bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), đã từng bị ung thư phổi cũng cần đi tầm soát lại hoặc trong gia đình có người thân bị ung thư phổi;
-
Người có triệu chứng bất thường ở hệ hô hấp như: ho liên tục, kéo dài, ho có đờm hoặc lẫn máu, khó thở, tức ngực, ăn kém, mệt mỏi toàn thân, gầy gò,...
2. Tầm soát ung thư phổi và các phương pháp thực hiện
2.1. Chụp X-quang phổi
Chụp X-quang phổi sẽ giúp kiểm tra sự tồn tại của các khối u phổi. Hình ảnh của chúng trên phim chụp X-quang là khối màu xám trắng nhưng điều này không đủ căn cứ để kết luận liệu đó có phải là khối u ác tính hay không. Bởi vì có thể nhầm khối u phổi với dạng áp xe phổi.
2.2. Chụp cắt lớp vi tính (CT) lồng ngực liều thấp
Một biện pháp chẩn đoán khác trong tầm soát ung thư phổi cũng được áp dụng khá phổ biến hiện nay đó là chụp CT lồng ngực. Tuy nhiên loại thiết bị này sẽ vận dụng năng lượng tia X liều thấp để chụp lại cấu trúc phổi một cách chi tiết hơn. Quá trình chụp sẽ không gây đau đớn và chỉ cần thực hiện trong vòng vài phút.
Nếu phát hiện trên phim chụp CT có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ung thư thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện chụp PET/CT bổ sung và làm sinh thiết (nếu cần) để khẳng định chắc chắn hơn xem đó có phải là tín hiệu của ung thư phổi hay không.
Đây là một kỹ thuật có tác dụng thu lại hình ảnh trực quan cấu trúc bên trong của phổi. Một thiết bị được thiết kế theo dạng ống nội soi có gắn đèn cùng một máy quay hay thấu kính siêu nhỏ ở đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành luồn chiếc ống này qua mũi bệnh nhân, ống sau đó đi xuống miệng, họng rồi vào khí quản, phế quản, các tiểu phế quản trong phổi.
Thông qua phương pháp này sẽ xác định được vị trí của khối u ung thư. Nếu có vấn đề bất thường nào, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô để sinh thiết nhằm chẩn đoán liệu đó có phải là dấu vết của ung thư hay không. Phương pháp này là một phương pháp xâm lấn nên việc thực hiện chỉ đặt ra khi bác sĩ phát hiện ra bất thường trên phim phổi của bệnh nhân có nghi ngờ khối u. Nội soi phế quản không phải là một phương pháp có thể tiến hành thực hiện thường quy trong kiểm tra sức khỏe.
Chụp X-quang phổi sẽ giúp kiểm tra sự tồn tại của các khối u phổi
2.4. Sinh thiết phổi
Bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim sinh thiết thường dùng trong phẫu thuật để lấy ra các mẫu mô phổi. Kỹ thuật này có thể được tiến hành theo phương pháp mổ kín hoặc mở. Đối với phương pháp kín thì sẽ thực hiện qua khí quản hoặc qua da. Còn sinh thiết mở thì bệnh nhân trước khi sinh thiết cần được gây mê toàn thân và thao tác này phải thực hiện trong phòng phẫu thuật.
Cũng giống như nội soi phế quản, sinh thiết phổi chỉ được đặt ra khi bác sĩ phát hiện được tổn thương bất thường mà không thể xác định được bản chất thông qua các phương pháp cận lâm sàng khác.
2.4. Xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u (Tumor markers)
Phương pháp xét nghiệm chất chỉ điểm khối u cũng được ứng dụng trong tầm soát ung thư phổi, bao gồm định lượng SCC, Cyfra 21-1, CEA, NSE, Pro-GRP.
3. Các lưu ý cần ghi nhớ trước khi tầm soát ung thư phổi
Bác sĩ sẽ có những căn dặn cụ thể đối với bệnh nhân trước khi tiến hành các biện pháp tầm soát ung thư phổi. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý là nếu đang bị ốm hoặc đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng phổi nào đó thì cần thông báo trước cho bác sĩ để sắp xếp lại thời gian tầm soát sao cho phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng muộn phiền. Trong trường hợp có lưu ý về việc nhịn ăn hay dặn dò đặc biệt nào khác từ bác sĩ thì hãy tuân thủ chặt chẽ để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Bác sĩ sẽ có những căn dặn cụ thể trước khi tiến hành các biện pháp tầm soát ung thư phổi
Nhìn chung để nhận biết các dấu hiệu của ung thư phổi trên lâm sàng cũng không phải là việc đơn giản vì phần lớn các trường hợp bị ung thư giai đoạn đầu thường có dấu hiệu khá mơ hồ, không rõ rệt. Triệu chứng khi mắc ung thư phổi rất dễ gây nhầm lẫn với tình trạng nhiễm trùng hoặc phản ứng do hút thuốc lá lâu ngày. Do đó mỗi người tốt nhất là nên tự chủ động thực hiện tầm soát ung thư phổi để sớm phát hiện ra nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám cùng các chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Chuyên khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay theo hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên luôn túc trực 24/7 và sẵn sàng hỗ trợ quý khách.