Thực đơn cho người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? | Medlatec

Thực đơn cho người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Bên cạnh thuốc hay các phương pháp điều trị tiểu đường thì một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết để cải thiện tình trạng. Trong đó, khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm tốt cho việc điều trị, đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời hạn chế sử dụng những thực phẩm làm tăng đường huyết, gây hại cho cơ thể.


24/08/2022 | Chăm sóc người bệnh gặp biến chứng tiểu đường gây loét da
23/08/2022 | Những thông tin hữu ích về bữa sáng cho người tiểu đường
22/08/2022 | 6 cách phát hiện tiểu đường sớm ít người biết

Người bị tiểu đường cần chú ý hơn về chế độ ăn uống

Người bị tiểu đường cần chú ý hơn về chế độ ăn uống

1. Thực đơn cho người tiểu đường - Thực phẩm nên ăn

Nếu bạn chưa biết người bị tiểu đường nên ăn gì, hãy tham khảo các thực phẩm sau nhé:

Trứng

Nếu nói về thực đơn cho người tiểu đường thì không thể thiếu trứng. Bởi vì trong thành phần của một quả trứng chỉ chứa khoảng 0.5 gram carbohydrate, vì vậy, nó không có khả năng làm tăng đường huyết.

Mặc dù trong trứng chứa hàm lượng cholesterol cao khoảng 186mg, song theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, hàm lượng cholesterol mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung là 200mg/ ngày. Do đó sẽ không gây ra ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của người bệnh.

Về liều lượng, người tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 3 tuần/ lần và mỗi lần ăn 1 quả/ ngày. 

Rau xanh

Những loại rau xanh như rau cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,… đều là những thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Sở dĩ vậy vì chúng chứa hàm lượng chất xơ cao, ít calo và chỉ số đường huyết (Gl) thấp nên tránh làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, trong rau xanh còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, điều này không những giảm tình trạng viêm nhiễm mà còn giúp kiểm soát đường huyết.

Rau xanh tốt cho người bị tiểu đường

Rau xanh tốt cho người bị tiểu đường

Quế

Trong thực đơn cho người tiểu đường không thể thiếu sự góp mặt của quế. Loại thực phẩm này được biết đến với công dụng thần kỳ làm giảm đường huyết, cholesterol và triglycerid. Chỉ với những công dụng này thôi thì còn ngại ngần gì mà không sử dụng quế thường xuyên bạn nhé. 

Hạt chia

Hạt chia cũng là một loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Trong hạt chia có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và omega-3 cao. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ thực vật tốt, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. 

Một điều mà không phải ai cũng biết là ăn hạt chia giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, xua tan các cơn đói hiệu quả. Nếu như bạn sử dụng hạt chia hằng ngày thì có thể giảm lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, rất thích hợp cho những bạn mũm mĩm đang muốn giảm cân.

Quả hạch

Quả hạch là món ăn vặt được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các bệnh nhân tiểu đường. Bởi trong chúng chứa một lượng lớn chất xơ và nhiều loại chứa ít tinh bột đường tiêu hoá giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Những loại quả hạch tốt cho bệnh nhân tiểu đường như: hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt mắc ca, hồ đào,... Nếu bạn thường xuyên ăn các loại hạt này không những giúp cải thiện thể chất mà còn giúp giảm cân, ổn định hàm lượng insulin trong cơ thể. 

Quả hạch giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Quả hạch giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Dầu ô liu nguyên chất

Dầu ô liu nguyên chất được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong loại dầu này có chứa một chất béo không bão hòa đơn tên là acid oleic có tác dụng cải thiện chỉ số triglyceride và cholesterol tốt HDL, rất thích hợp cho người bị tiểu đường type 2. Ngoài ra, vì là nguyên chất nên dầu ô liu này sẽ chứa nhiều thành phần tự nhiên tốt cho sức khỏe hơn các loại dầu thông thường. Vì vậy, hãy sử dụng dầu ô liu nguyên chất thường xuyên bạn nhé.

2. Người bị tiểu đường nên kiêng gì?

Ngoài những thực phẩm tốt, dinh dưỡng thì bệnh nhân tiểu đường cũng phải chú ý đến các thực phẩm có hại, tránh gây phản ứng ngược và làm bệnh tình nghiêm trọng. 

Gạo trắng

Gạo trắng là thực phẩm phổ biến và không thể thiếu được trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc ăn cơm được chế biến từ gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến. 

Giải thích cho điều này là do trong gạo trắng có chứa hàm lượng carbohydrate (tinh bột) và có chỉ số đường huyết cao. Vì thế, thay vì ăn gạo trắng bạn có thể sử dụng gạo lứt (nhiều chất xơ và ít tinh bột hơn) để sử dụng hằng ngày.

Trái cây sấy khô

Trái cây là thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây sấy khô thì lại không bởi khi được sấy khô lượng nước và khoáng chất tự nhiên bị mất đi nhưng lượng đường bị tích tụ lại. Vì thế, dù chỉ ăn một lượng nhỏ trái cây sấy cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao.

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì chúng ngon miệng là tiện lợi nhưng lại là kẻ thì của bệnh nhân tiểu đường. Bởi trong chúng có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và chất bảo quản cao, điều này khiến các tế bào phải chịu sức ép lớn và dần bị kiệt sức, không đủ khả năng để sản xuất insulin kiểm soát đường huyết, từ đó khiến bệnh tình tiến triển nặng.

Đồ ngọt

Bánh, kẹo, nước ngọt,... là những thực phẩm ưa thích của nhiều người nhưng lại là thứ mà người bị tiểu đường phải tránh xa. Bởi thành phần chính là đường - tác nhân làm tăng chỉ số đường huyết trong máu lên cao. Vì thế, nếu bạn bị tiểu đường hãy loại bỏ ngay đồ ngọt khỏi thực đơn hằng ngày nếu không muốn cơ thể gặp vấn đề.

Đồ ngọt là kẻ thù số một của bệnh nhân tiểu đường

Đồ ngọt là kẻ thù số một của bệnh nhân tiểu đường

Sầu riêng

Sầu riêng được biết đến là loại quả “gây nghiện” với nhiều người. Thế nhưng, đây lại là thực phẩm mà người bị tiểu đường cần phải kiêng dè. Bởi ngoài dinh dưỡng ra thì trong quả sầu riêng chứa một lượng đường khá lớn đủ để chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng cao. 

Thay vào đó, nếu bạn thèm hoa quả có thể sử dụng các loại quả khác không kém phần thơm ngon như: bưởi, cam, quýt, khế,...

Có thể thấy rằng, việc có một thực đơn cho người tiểu đường hợp lý, khoa học là rất cần thiết để cải thiện bệnh tình. Trong đó, bạn cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt, dinh dưỡng đồng thời loại bỏ các thực phẩm có hại, làm tăng mức đường huyết.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xét nghiệm theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp