Thoát vị bẹn - biện pháp điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh | Medlatec

Thoát vị bẹn - biện pháp điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh

Trong số các loại thoát vị thành bụng thì thoát vị bẹn được xem là phổ biến nhất. Đây là bệnh lý mô tả thực trạng tạng ổ bụng không ở đúng vị trí của nó mà chui qua ống bẹn để hình thành khối thoát vị. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời, tạng chèn ép các cơ quan ở khoang bụng, hoại tử ruột. Vậy phương pháp điều trị bệnh lý này là gì?


03/09/2020 | Thông tin quý giá dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
24/08/2020 | Đặc biệt cẩn trọng với căn bệnh thoát vị đĩa đệm
21/07/2016 | Trị thoát vị bẹn trẻ em bằng nội soi

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị bẹn

Đa số các trường hợp thoát vị bẹn không có triệu chứng đặc biệt cho đến khi có sự xuất hiện của một khối phồng ở vùng bẹn. Ngoài ra, khi khối thoát vị ngày càng tăng về kích thước thì người bệnh thường có các dấu hiệu sau:

Khối phồng báo hiệu sự xuất hiện của bệnh thoát vị bẹn

Khối phồng báo hiệu sự xuất hiện của bệnh thoát vị bẹn

- Có một khối phồng ở trên nếp lằn bẹn.

- Khối phình ở một hoặc hai bên háng có thể biến mất lúc nằm xuống.

- Bìu giãn lớn.

- Các cơ vùng chậu yếu và có cảm giác phải chịu một áp lực nào đó.

- Ở khối phình có tiếng sôi ruột hoặc cho cảm giác đau rát.

- Khiêng vác vật nặng, vặn mình, tập thể dục quá sức hay vặn mình thấy khó chịu và đau nhói ở vùng bẹn.

Đặc biệt, người bệnh có thể tăng nhịp tim, sốt, đau dữ dội nếu một phần của ruột bị mắc kẹt trong thành bụng khiến cho lưu lượng máu đến phần này bị giảm. Nếu không được cấp cứu kịp thời, hiện tượng hoại tử phần ruột thoát vị có thể xảy ra gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

2. Phương pháp điều trị thoát vị bẹn

2.1. Chẩn đoán bệnh

Muốn biết chính xác mình có bị thoát vị bẹn hay không người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và làm những kiểm tra cần thiết. Thường thì bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoát vị bẹn thông qua thăm khám và lời mô tả các triệu chứng gặp phải ở người bệnh. Trong trường hợp khối này không rõ khi khám bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng, ho để kiểm tra khối thoát vị. Ngoài ra, nếu thấy cần thiết, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra khác như: siêu âm bụng, chụp CT hoặc MRI.

2.2. Phương pháp điều trị

Điều trị thoát vị bẹn là can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định nên hay không nên thực hiện phương pháp này, nếu nên thì khi nào cần tiến hành. Phẫu thuật bệnh thoát vị bẹn có thể là mổ mở hoặc nội soi tùy vào nhu cầu của bệnh nhân nhưng mổ nội soi có ưu thế và được lựa chọn nhiều hơn bởi nhanh phục hồi, sau mổ ít có cảm giác đau, tính thẩm mỹ vết mổ cao.

Phẫu thuật thoát vị bẹn

Phẫu thuật thoát vị bẹn

Mục đích của phẫu thuật thoát vị bẹn là nhằm tái tạo lại thành bụng; nếu cần có thể khâu và cắt bỏ túi thoát vị. Có thể phục hồi bằng lưới nhân tạo hoặc mô tự thân. Việc phục hồi, tái tạo lại thành bụng là điều cần thiết đối với mọi trường hợp bệnh nhân thuộc đối tượng trưởng thành vì nó giúp tăng cường sức chịu đựng lực của thành bụng đang bị yếu do khối thoát vị gây ra. 

- Đối với trẻ em

Không có chỉ định băng treo bìu với đối tượng điều trị thoát vị bẹn là trẻ em vì nó ảnh hưởng đến sự trưởng thành và chức năng về sau của tinh hoàn. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà chưa thể can thiệp phẫu thuật thì người bệnh sẽ được theo dõi thường xuyên. 

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi đến năm 1 tuổi mà trẻ không tự khỏi bệnh hoặc có biến chứng. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì bác sĩ sẽ mổ thắt cao túi thoát vị mà không cần tái tạo thành bụng. Trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ở trong tình trạng túi thoát vị bị đau không thể đẩy ngược lại cần mổ nội soi càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

- Đối với người lớn

+ Nếu bệnh nhân là người có bệnh lý nội khoa nặng hoặc quá già yếu sẽ không có chỉ định phẫu thuật, thay vào đó sẽ là áp dụng băng treo bìu. Đây là phương pháp chống chỉ định với trường hợp cổ túi thoát vị nhỏ.

+ Nếu thoát vị bẹn không nghẹt, sau khi làm các xét nghiệm cần thiết người bệnh sẽ được sắp xếp lịch phẫu thuật. Trường hợp đã xảy ra biến chứng do thoát vị bẹn thì bệnh nhân sẽ được mổ cấp cứu ngay để tránh nguy cơ hoại tử tạng thoát vị.

3. Phương pháp phòng ngừa

3.1. Phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh

Để giảm nguy cơ mắc thoát vị bẹn, mỗi người trong chúng ta cần chủ động phòng ngừa bằng cách:

Không khiêng vật nặng quá sức giúp hạn chế nguy cơ bị thoát vị bẹn

Không khiêng vật nặng quá sức giúp hạn chế nguy cơ bị thoát vị bẹn

- Có một chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục vừa sức để duy trì cân nặng hợp lý.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.

- Cố gắng hạn chế khiêng vác vật nặng, nếu bắt buộc phải làm thì hãy nâng đồ đúng cách.

- Luôn giữ cột sống ở tư thế thẳng.

3.2. Phòng ngừa bệnh tái phát

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học là việc làm cần thiết để ngăn ngừa bệnh thoát vị bẹn tiến triển hoặc tái phát. Muốn như vậy, bạn cần:

- Tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

- Không làm việc nặng quá sức của mình.

- Hạn chế mất sức do rặn vì táo bón.

- Nịt, ép lỗ thoát vị bằng băng để không cho các tạng trong túi thoát vị bị tụt xuống quá nhiều.

- Thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh, nắm bắt thực trạng sức khỏe để có hướng điều trị phù hợp khi cần thiết.

- Nếu sau điều trị phát hiện vấn đề bất thường thì cần liên hệ ngay với bác sĩ.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sinh hoạt tình dục một cách hợp lý.

- Tái khám với bác sĩ nếu bị ho mạn tính.

- Cố gắng hạn chế để táo bón không xảy ra bằng cách dùng thuốc nhuận tràng (nếu cần), tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.

Điều trị thoát vị bẹn trong đại đa số trường hợp là đạt được mục đích như mong muốn nhưng cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn với thiết bị y tế hiện đại. Điều này chỉ có được tại các cơ sở y tế uy tín. Vì thế người bệnh cần lưu tâm trong việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh cho mình.

Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ y tế đối với bệnh thoát vị bẹn, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ và giúp đỡ hữu ích.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp