Người cao tuổi thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến thị giác. Trong đó, thiếu máu thị thần kinh là một trong những bệnh lý không hiếm gặp. Đây là tình trạng nguy hiểm, gây giảm thị lực, thậm chí gây mù vĩnh viễn và khó điều trị đạt hiệu quả.
28/12/2022 | Chấn thương thần kinh ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không? 26/12/2022 | U nguyên bào thần kinh là bệnh gì, cách nhận biết 26/12/2022 | Viêm thần kinh tiền đình và một số thông tin nên biết
1. Bệnh thiếu máu thị thần kinh là gì?
Đây là tình trạng nhồi máu của đầu thị thần kinh do viêm hoặc không viêm. Dấu hiệu thường thấy lá mất thị lực nhưng không gây đau cho người bệnh. Bệnh có 2 dạng như sau:
Thiếu máu thị thần kinh không do viêm
Trường hợp này rất thường gặp ở những người sau 50 tuổi. Bệnh nhân có xu hướng mất thị lực nhưng không gây nên những tình trạng nghiêm trọng và không gây cảm giác đau. Đa số các trường hợp thiếu máu thị thần kinh xảy ra ở một bên và phổ biến nhất ở người già sau 70 tuổi. Có khoảng 20% bệnh nhân là gặp tình trạng bị cả 2 bên mắt. Những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, hẹp động mạch có nguy cơ cao bị thiếu máu thị thần kinh. Những vấn đề xảy ra ở động mạch, nhất là tình trạng viêm động mạch là nhân tố tác động hàng đầu dẫn tới thiếu máu thị thần kinh.
Thiếu máu thị thần kinh thường gặp ở người già
Thiếu máu thị thần kinh do viêm
Bệnh nhân bị mất thị giác, kèm theo đau, triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt hoặc cả hai bên. Nguyên nhân là do dây thần kinh thị giác bị tổn thương do nhiễm trùng bởi virus, viêm xoang, viêm não, hoặc các căn bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, giang mai,...), ung thư, do hóa chất hoặc thuốc. Tình trạng này có thể gặp phải ở cả những người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi.
2. Triệu chứng của bệnh thiếu máu thị thần kinh
Bệnh gây ra những triệu chứng sau:
- Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ. đây là dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này.
- Mất thị lực: bệnh nhân bị mất thị lực rất nhanh chóng, có thể sau vài phút hoặc vài giờ hay vài ngày tùy theo tình trạng thiếu máu. Thường không kèm theo cảm giác đau khi mất thị lực. Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng mất thị lực sau khi ngủ dậy.
- Mệt mỏi: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi toàn thân, đau nhức các cơ, đau đầu, nhất là vùng thái dương, đau cả vùng da đầu, cảm nhận rõ nhất khi chải tóc cũng thấy đau. Các triệu chứng này có thể mất đi sau khi bệnh nhân bị mất thị lực.
- Có dấu hiệu cứng hàm, lan sang vùng thái dương, đau và co cứng.
- Có dấu hiệu phù gai thị, quan sát bằng mắt thường cũng thấy được những khuyết tật dọc và/hoặc trung tâm.
Thiếu máu thị thần kinh gây mất thị lực ở người bệnh
3. Chẩn đoán bệnh thiếu máu thị thần kinh như thế nào?
Dựa trên những biểu hiện của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm hoặc chụp chiếu cần thiết nhằm đánh giá tình trạng bệnh và có phương án điều trị thích hợp:
Xét nghiệm cần thiết
Bệnh nhân cần được tiến hành xét nghiệm công thức máu. Thông qua xét nghiệm máu có thể phát hiện hoặc loại trừ khả năng viêm mạch. Qua đó có phương án điều trị dự phòng tránh mất thị lực cho mắt còn lại. Để xác định được tình trạng này, cần căn cứ các chỉ số ESR/CBC/CRP/ESR, những chỉ số này có tăng bất thường nếu có viêm. Nếu xét nghiệm nghi ngờ viêm mạch, bệnh nhân cần sinh thiết động mạch thái dương càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán qua hình ảnh
Các bệnh nhân được chẩn đoán mất thị lực tiến triển sẽ được chỉ định chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm phát hiện nhanh những dấu hiệu tổn thương hoặc có chèn ép lên động mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và làm các khám nghiệm cần thiết để xác định tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nhất là những bệnh nhân ngủ nhiều vào ban ngày, béo phì, ngáy ngủ,... Theo dõi huyết áp chặt chẽ với những bệnh nhân bị mất thị lực sau khi ngủ dậy.
Bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu thị thần kinh cần được khám và điều trị sớm
4. Điều trị bệnh thiếu máu thị thần kinh
Việc điều trị bệnh theo 2 hướng sau:
Với bệnh nhân thiếu máu thị thần kinh không do viêm
Có khoảng 40% bệnh nhân có thể tự phục hồi thị lực sau khi có dấu hiệu thiếu máu thị thần kinh không do viêm. Cũng không có cách điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân trong trường hợp này.
Điều trị thiếu máu thị thần kinh do viêm
Bệnh nhân cần được khám, xác định tình trạng tổn thương và điều trị phục hồi đối với mắt bị bệnh và bảo vệ bên mắt còn lại. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng corticosteroid đường uống nhằm bảo vệ mắt chưa bị ảnh hưởng. Trường hợp nặng thì dùng corticosteroid tiêm vào tĩnh mạch. Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp và sử dụng thêm các loại thuốc khác hay những phương pháp khác nhằm tăng khả năng phục hồi mắt bị tổn thương và bảo vệ tối ưu cho mắt còn lại.
Điều trị bệnh thiếu máu thị thần kinh rất phức tạp
Bệnh thiếu máu thị thần kinh có nguy hiểm không?
Bệnh thiếu máu thị thần kinh được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị hiệu quả. Bệnh có nhiều triệu chứng đa dạng, thậm chí không gây đau nên dễ bị bỏ qua. Chỉ khi mất thị lực thì cả bệnh nhân và người nhà mới thấy được sự nghiêm trọng của tình trạng này.
Trong khi đó, bệnh có tiến triển nhanh và rất phức tạp, đặc biệt là với trường hợp thiếu máu thị thần kinh do viêm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn ở bên mắt bị bệnh và lan sang cả mắt còn lại. Điều trị không đúng cách hoặc không dứt điểm bệnh dễ tái lại và nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường hoặc có nghi ngờ về thiếu máu thị thần kinh, bệnh nhân cần được đưa đến khám chuyên khoa ngay.
Chuyên khoa Mắt và chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân gặp phải những tình trạng nghiêm trọng về thần kinh và thị giác. Trong đó có nhiều bệnh nhân thiếu máu thị thần kinh với các dạng khác nhau. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại, MEDLATEC là địa chỉ khám và điều trị bệnh tin cậy của nhiều khách hàng.
Những gia đình có người trên 50 tuổi, thường xuyên gặp phải các vấn đề vệ thị giác nên đưa đi khám chuyên khoa thường xuyên để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Đồng thời, khi cần tư vấn các vấn đề liên quan đến thần kinh, thị giác quý khách hàng vui lòng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.