Thai 16 tuần phát triển như thế nào và sự thay đổi của mẹ | Medlatec

Thai 16 tuần phát triển như thế nào và sự thay đổi của mẹ

Thai 16 tuần, đây là thời điểm các mẹ vừa bước qua tam cá nguyệt đầu tiên. Trong giai đoạn này, bé tiếp tục phát triển về kích thước cũng như các cơ quan trong cơ thể. Bài viết sau tìm hiểu rõ hơn sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của mẹ bầu 16 tuần.


05/05/2022 | Những điều chị em cần lưu ý khi mang thai tuần 38
11/01/2022 | Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh: Mẹ bầu đừng thờ ơ trước khi quá muộn
15/07/2021 | Khám thai tuần 22 gồm những gì - Vì sao không nên bỏ qua mốc khám này?

1. Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Bắt đầu từ khoảng tuần này, bé ngẩng cao đầu và bắt đầu phối hợp các cử động của tay và chân. Tai của bé tiếp tục được hoàn thiện. Từ tuần này hoặc lâu hơn, bé sẽ nghe được âm thanh, mẹ hãy nói chuyện hoặc hát cho bé nghe.

Nếu dự kiến ​​siêu âm vào tuần này, bạn có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của con và từ đó biết được mình đang mang thai bé trai hay bé gái. Tuy nhiên, cũng có thể là vẫn còn hơi sớm và chúng ta sẽ phải đợi thêm vài tuần nữa mới chắc chắn được. Nhưng tất nhiên, bạn cũng có thể yêu cầu không được nói trước bất cứ điều gì và để dành bất ngờ cho ngày bé chào đời.

Dưới mí mắt của thai nhi, mắt bắt đầu chuyển động. Lúc này võng mạc của bé 16 tuần tuổi bắt đầu hoạt động. Nhưng các mạch thần kinh và cơ quan cảm giác của bé vẫn chưa sẵn sàng để tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ. 

Ở thời điểm cuối tuần 16, thai nhi có số đo từ đầu đến xương cụt là 11,5 cm và nặng 110g.

Hình minh họa thai nhi ở tuần tuổi thứ 16

Hình minh họa thai nhi ở tuần tuổi thứ 16

Thai 16 tuần, em bé vẫn còn rất nhỏ và bạn có thể phải đợi vài tuần nữa để cảm nhận rõ những hoạt động của bé. Tuy nhiên, những mẹ may mắn sẽ nhận thấy cử động lần đầu tiên của bé, ngay trong tuần này. Những chuyển động này vẫn còn rất nhẹ. Bạn sẽ cần phải tỉnh táo và thư giãn để phát hiện chúng, giống như chuyển động của cánh bướm hoặc bong bóng nhỏ bên trong bụng của bạn. Thật tuyệt vời và thú vị khi điều đó xảy ra. Ngoài ra, vì thai nhi còn rất nhỏ, nên mẹ khó phân biệt cử động của bé với bụng sôi ùng ục hay bụng trướng.

Thai nhi ở tuần thứ 16, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân, cơ thể được bao phủ hoàn toàn bởi lông tơ mịn. Khi bé sinh ra, lông này sẽ tự rụng nhưng nó có thể tồn tại ở một số bộ phận của cơ thể nếu em bé đến sớm một chút. Một chất màu trắng như sáp, vernix caseosa, cũng bao phủ da em bé và bảo vệ da khỏi nước ối. Lúc này, trên mỗi ngón tay bé đều có dấu vân tay.

Thai 16 tuần chuyển động ngày càng nhiều hơn và những chuyển động này góp phần làm tăng khối lượng cơ và hoạt động bình thường của các khớp. Tuy nhiên, ngủ vẫn là hoạt động chính của em bé, với không ít hơn 20 giờ ngủ mỗi ngày.

Ngay trong tuần này, bé đã tìm thấy món đồ chơi đầu tiên, đó chính là dây rốn, bé nắm lấy, kéo, đẩy nó đi,... Đôi khi bé thậm chí có thể siết chặt đến mức oxy không còn đi qua đúng cách.

2. Cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 16 như thế nào?

Khi người phụ nữ mang thai 16 tuần, quá trình sản xuất progesterone của nhau thai diễn ra mạnh mẽ. Hormone này, giúp duy trì thai kỳ, cũng có tác dụng thư giãn các cơ trơn, đặc biệt là làm giảm sự co bóp của tử cung khi mang thai. Mặt khác giúp tạo sự thoải mái cho các cơ trơn khác như dạ dày hoặc ruột.

Mẹ bầu có thể gặp phải một số cơn đau co thắt nhẹ

Mẹ bầu có thể gặp phải một số cơn đau co thắt nhẹ

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn đã có thể cảm nhận được một số cơn co thắt. Nếu cơn co thắt này không kèm theo những triệu chứng khác và không gây đau đớn thì đây là một biểu hiện bình thường. Nếu không, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ mọi nguy cơ sinh non.

Đôi khi, trong quá trình vận động đột ngột, bạn có thể cảm thấy hơi đau ở hai bên bụng. Các dây chằng xung quanh tử cung và thành chậu của bạn kéo dài khi thai nhi lớn lên. Cảm giác hơi đau là chuyện bình thường, nhưng nếu cơn đau kéo dài vài ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Bạn có thể nằm ngủ tư thế nào cũng được nếu khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nằm sấp khi ngủ khiến bạn hơi khó chịu, nằm ngửa có thể đè lên tĩnh mạch chủ, nơi được sử dụng để đưa máu về tim. Còn nếu ngủ nghiêng về bên trái, tuần hoàn máu sẽ lưu thông nhiều hơn, giúp vận chuyển máu đến thai nhi, tử cung và thận tốt hơn. Hãy thử đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và một chiếc gối khác dưới bụng để thoải mái hơn. Và nếu bạn vẫn khó ngủ, đừng ngần ngại hỏi ý kiến ​​của bác sĩ.

Mẹ  nên làm quen với việc nằm nghiêng khi ngủ để không gây áp lực cho bé

Mẹ nên làm quen với việc nằm nghiêng khi ngủ để không gây áp lực cho bé

Sự thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác khô mắt. Nếu đây là trường hợp của bạn, đừng ngần ngại, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các thuốc có tác dụng chống khô mắt mà an toàn cho thai. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… tốt hơn hết bạn nên hạn chế và thực hiện biện pháp phòng ngừa.

3. Những lời khuyên cần thiết cho mẹ bầu 16 tuần

Dưới đây là những lời khuyên cần thiết cho mẹ bầu thai 16 tuần:

- Khi thai được 16 tuần, việc bổ sung vitamin A là rất quan trọng.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa, bơ, trứng (đặc biệt là lòng đỏ),… đáp ứng phần lớn nhu cầu của mẹ và của thai nhi 16 tuần.

- Một chế độ ăn giàu chất xơ và cung cấp đủ magie không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh nguy cơ bị trĩ ở mẹ bầu

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh nguy cơ bị trĩ ở mẹ bầu

- Uống đủ nước và tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

- Một số sản phẩm chăm sóc da không được khuyến khích. Do vậy, cần tham khảo thông tin trước khi sử dụng sản phẩm.

- Làm quen với việc nằm nghiêng khi ngủ: với sự gia tăng thể tích của bụng, đây là cách duy nhất để đi vào giấc ngủ mà không gây áp lực cho em bé. Nếu bạn muốn nằm ngửa khi ngủ, hãy kê ở lưng bằng một chiếc gối để không bị đau thắt lưng sau đó.

- Khám thai định kỳ là rất cần thiết để quan sát và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.

Trên đây là những thông tin cụ thể về sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của mẹ bầu thai 16 tuần. Trong quá trình mang thai nếu bạn gặp phải những cơn đau lạ, kéo dài hoặc có những thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình, hãy đến các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và đưa ra lời khuyên hữu ích. Ngoài ra bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được các chuyên viên tư vấn và hướng dẫn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp