Tê bì chân tay ở người tiểu đường: Nguyên nhân và cách khắc phục | Medlatec

Tê bì chân tay ở người tiểu đường: Nguyên nhân và cách khắc phục

Để “sống chung” với tiểu đường một cách an toàn, người bệnh sẽ phải chấp nhận đối mặt với rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Trong đó, tê bì chân tay được xem là một trong những biến chứng phổ biến nhất. Vậy tê bì chân tay ở người tiểu đường bắt nguồn từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ được gói gọn trong bài viết dưới đây!


04/01/2022 | Góc tư vấn: Tiểu đường thai kỳ có chỉ số glucose là bao nhiêu?
24/12/2021 | Có những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường nào bạn cần lưu ý?
08/12/2021 | Kiểm tra theo dõi tiểu đường tại nhà chính xác như thế nào?

1. Nguyên nhân xuất hiện tê bì chân tay ở người đái tháo đường

Trên thực tế, tê bì chân tay không phải là hiện tượng hiếm gặp. Do đó, nhiều người coi đây là vấn đề hết sức bình thường và không có gì quan ngại. Thế nhưng với người bị tiểu đường mà nói, tê bì chân tay lại chính là dấu hiệu của biến chứng nguy hiểm - biến chứng thần kinh ngoại biên.

  Tê bì chân tay là một trong những mối lo ngại hàng đầu của người bị tiểu đường

Tê bì chân tay là một trong những mối lo ngại hàng đầu của người bị tiểu đường 

Đây là một loại rối loạn cảm giác, gây mất cảm giác hay tệ hơn nữa là loạn cảm.

Tê bì thường xảy ra ở cả chi trên và chi dưới với những triệu chứng cụ thể như sau:

  • Xuất hiện cảm giác tê bì, khó chịu như kiến bò và kim chân ở cả tay và chân.

  • Có khi tê lạnh cũng có khi nóng bỏng, đau rát ở đầu ngón tay, ngón chân.

  • Các cơ đau nhức, mất cảm giác, thường tự phát vào ban đêm và không xảy ra theo một chu kỳ nhất định.

  • Những cơn đau có thể kéo dài khi nghỉ ngơi nhưng lại giảm dần trong quá trình vận động.

Trong đó, tổn thương dây thần kinh ngoại biên là nguyên nhân chính dẫn đến tê bì chân tay ở người tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao do không kiểm soát đúng cách sẽ khiến cho vi mạch vị tổn thương. Lúc này, các dây thần kinh vì không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến tình trạng tê bì.

Đặc biệt, dây thần kinh từ cột sống đến ngón nhất bàn chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó cũng chính là lý do vì sao, tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến ở người tiểu đường thay vì những bộ phận khác trong cơ thể.

2. Tê bì chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Những tưởng chỉ là một trong những biểu hiện bình thường của cơ thể, thế nhưng, nếu không kịp thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đây có thể là “khởi đầu” của nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Trước hết, tê bì chân tay ở người tiểu đường mang lại cảm giác khó chịu, phiền phức trong quá trình sinh hoạt, vận động. Hơn nữa, vì triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm, trong thời gian nghỉ ngơi nên sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Tê bì chân tay khiến cho sinh hoạt và vận động trở nên khó khăn hơn

Tê bì chân tay khiến cho sinh hoạt và vận động trở nên khó khăn hơn 

Chưa kể, khi dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương do tiểu đường, người bệnh không chỉ có cảm giác tê bì, đau đớn mà còn gặp phải tình trạng biến dạng bàn chân. Bên cạnh đó, không những làm giảm tính thẩm mỹ, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều chấn thương nghiêm trọng trong quá trình di chuyển.

Nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử nặng

Tê bì chân tay ở người bị tiểu đường ban đầu sẽ khiến họ giảm dần cảm giác phân biệt nóng lạnh thậm chí không có cảm giác với những vết thương trên da.

Lúc này, những vết bỏng do vật nóng để lại hay những vết thương do vật sắc nhọn chạm vào sẽ không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến lở loét, nhiễm trùng, hoại tử nặng.

Ngoài ra, tê bì chân tay ở người tiểu đường còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như khô ngứa, loét da, lớp chai sần dày cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thậm chí phải đoạn chi để bảo vệ những cơ quan còn lại.

3. Những cách khắc phục tê bì chân tay hiệu quả

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tê bì chân tay còn là “lời cảnh báo” cho những biến chứng nguy hiểm có thể “ập đến” bất cứ lúc nào nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Để phòng ngừa cũng như khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau.

Theo dõi chân tay mỗi ngày

Như đã nói ở trên, đôi khi tê bì chân tay khiến bạn không thể nhận ra vết thương trên chính cơ thể mình bởi chúng không gây ra cảm giác đau đớn. Do đó cần theo dõi bàn chân, bàn tay mỗi ngày để kịp thời phát hiện và làm lành những vết thương trước khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

 Theo dõi bàn chân mỗi ngày để kịp thời “ứng phó”

Theo dõi bàn chân mỗi ngày để kịp thời “ứng phó” 

Xây dựng “công thức” hợp lý cho chế độ dinh dưỡng

Việc kiểm soát lượng đường trong máu có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Trong đó, thực phẩm giàu chất béo tốt và vitamin B sẽ là nguồn cung cấp dưỡng chất cấu tạo nên sợi thần kinh, từ đó đẩy lùi biến chứng thần kinh ngoại biên, ngăn ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường. Trong đó:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: cá hồi, rau lá xanh, trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu,…

  • Thực phẩm giàu chất béo tốt: Cá, hạt chia, dầu dừa, dầu oliu,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế glucid, được phép sử dụng 50 - 60% trong tổng năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, nên sử dụng glucid phức hợp từ khoai củ, gạo thay vì các loại đường đơn có trong mứt, bánh, kẹo, nước ngọt.

Lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe

Lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe 

Đặc biệt, để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho thực đơn dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường cũng cần quan tâm đến chỉ số đường huyết mỗi ngày.

Không quên vận động thường xuyên

Để làm chậm quá trình tổn thương của hệ thần kinh, đẩy lùi tê bì chân tay ở người tiểu đường, việc lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực như đi bộ, đạp xe, yoga,… là vô cùng cần thiết. Hình thành thói quen vận động thường xuyên vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm căng thẳng, chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Rất nhiều người chủ quan khi gặp phải tình trạng này vì nghĩ rằng đây chỉ là những dấu hiệu bình thường và có thể biến mất trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, để không gây ra những biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường. Từ đó được điều trị nhanh chóng và kịp thời nhất.

Thăm khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi và điều trị tốt nhất

Thăm khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi và điều trị tốt nhất

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tê bì chân tay ở người tiểu đường có thể trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn theo thời gian. Do đó, hãy phối hợp thật tốt những biện pháp khắc phục vừa kể trên để duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang là điểm đến an toàn, tin cậy, mang đến cho bệnh nhân tiểu đường cái nhìn lạc quan hơn về bệnh lý này để sống vui, khỏe, hạnh phúc. Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được giải đáp thông qua Hotline 1900 56 56 56 nên đừng ngại chia sẻ để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp