Canxi là một loại khoáng chất không thể thiếu đối với sự hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Cũng vì thế mà tình trạng tụt canxi máu được cảnh báo có thể gây nên nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể về hiện tượng này là như thế nào, nguyên nhân do đâu, nhận diện và xử lý thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
06/11/2021 | Lý giải hiện tượng tăng canxi máu và cách khắc phục 18/09/2021 | Cách nhận biết những triệu chứng thường gặp hạ canxi máu
1. Nguyên nhân và triệu chứng nhận diện tụt canxi máu
1.1. Như thế nào là tụt canxi máu
Tụt canxi máu tức là sự thấp đi một cách bất thường của nồng độ canxi trong huyết thanh. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nó chính là hiện tượng nồng độ canxi trong huyết thanh toàn phần duy trì ở mức ≤ 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l) với điều kiện nồng độ canxi ion hóa ở mức dưới 4.7 mg/dl (1.17mmol/l) hoặc protein huyết tương bình thường.
1.2. Tụt canxi máu - nguyên nhân do đâu
Tình trạng tụt canxi máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ra và có xu hướng gia tăng theo độ tuổi. Trong số đó, các nguyên nhân phổ biến gồm:
Suy tuyến cận giáp là một trong các nguyên nhân gây ra tụt canxi máu
- Suy cận giáp.
- Thiếu vitamin D.
- Mắc bệnh thận, gan tiến triển.
- Dùng một số loại thuốc điều trị bệnh như: động kinh, loãng xương, lợi tiểu, hóa trị,...
Ngoài ra, người có bệnh lý nền nặng được xem là có nguy cơ bị tụt canxi máu cao hơn do các vấn đề về rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng kiềm - toan,... ảnh hưởng đến nồng độ canxi có trong huyết thanh. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có nguy cơ cao với các đối tượng sau:
- Người bị thiếu magie.
- Có tiền sử bị rối loạn tiêu hóa.
- Bị chứng rối loạn lo âu.
- Mắc bệnh viêm tụy.
- Bị suy gan, suy thận.
- Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị tụt canxi máu tương đối cao vì cơ chế điều hòa canxi của cơ thể trẻ chưa hoàn thiện.
1.3. Triệu chứng tụt canxi máu là gì
Hầu hết các trường hợp bị tụt canxi máu ở mức độ nhẹ không có triệu chứng. Nếu bị ở mức độ nặng có thể gây ra một số triệu chứng sau:
- Tay, chân có cảm giác tê bì.
- Yếu cơ, co giật các cơ nhỏ, chuột rút.
- Dễ bị gãy móng tay.
- Thở khó, thở khò khè.
- Co giật.
- Mệt mỏi.
- Có triệu chứng rối loạn tâm thần như: bối rối, lo âu.
- Có vấn đề về nhịp tim.
2. Tính chất nguy hiểm và hướng xử trí khi bị tụt canxi máu
2.1. Mức độ nguy hiểm của bệnh
Thiếu canxi máu với trẻ nhỏ là bệnh không được xem thường bởi nó có thể gây ra sự kém phát triển về chiều cao, nhuyễn xương, xương mềm yếu, suy dinh dưỡng, tổn thương não, chậm phát triển chức năng vận động,... Với người lớn, tụt canxi máu có thể dẫn đến các biến chứng: kém phát triển, loãng xương, cơn tetani,...
Tụt canxi máu khiến cho người bệnh phải trải qua cơn tetani ở bàn tay
Cơn tetani là hiện tượng xuất hiện ở những người bị hạ canxi máu mức độ nặng hoặc người có canxi toàn phần bình thường nhưng lại hạ canxi ion hóa. Điển hình như trường hợp bị kiềm hóa máu, cơn tetani sẽ có triệu chứng cảm giác như đang bị dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, đau cơ lan tỏa hoặc bị co cứng tay chân và vùng mặt.
Nhìn chung, thiếu canxi máu gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Các ảnh hưởng phổ biến nhất do bệnh gây ra phải kể đến: kém phát triển, loãng xương, các cơn tetani, rối loạn chức năng vận động và thần kinh,...
2.2. Hướng xử trí
Để chẩn đoán chính xác bệnh tụt canxi máu thì điều đầu tiên người bệnh cần làm là xét nghiệm máu để xác định nồng độ canxi có trong màu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng các bài kiểm tra tinh thần và thể chất để phát hiện triệu chứng của bệnh. Người bệnh cũng có thể sẽ cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe để đánh giá chính các hơn. Thông qua khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số kiểm tra cần thiết như: cơ bắp, da, tóc,... để tìm dấu hiệu của chứng hạ canxi máu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như: ảo giác, nhầm lẫn, mất trí nhớ, co giật, cáu gắt,... Nếu thấy cần thiết, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra 2 dấu hiệu có liên quan đến tụt canxi máu là: Chvostek và Trousseau.:
Xét nghiệm máu góp phần chẩn đoán tụt canxi máu
- Chvostek là phản ứng co giật được tạo nên khi có sự kích thích ở một tập hợp dây thần kinh mặt được tạo nên bằng cách vỗ nhẹ vào vị trí nằm trước tai 2cm, ngay bên dưới xương gò má. Lúc này, cơ mặt sẽ bị co lại.
- Trousseau là phản ứng co thắt ở bàn chân, bàn tay do lượng máu đi nuôi các mô còn hạn chế. Với kiểm tra này thì co giật hay co thắt được coi là phản ứng tích cực. Dấu Trousseau được thực hiện bằng cách bơm máy đo huyết áp trên 20mmHg so với huyết áp tâm thu rồi giữ khoảng 3 phút, nếu bàn tay gập lại tức là phản ứng dương tính. So với dấu Chvostek thì Trousseau có độ đặc hiệu cao hơn.
Không phải tất cả trường hợp bị tụt canxi máu đều cần điều trị vì có trường hợp bệnh tự hết. Tuy nhiên, bị tụt canxi máu nghiêm trọng thì cần điều trị hiệu quả ngay từ đầu để tránh nguy hiểm cho tính mạng.
Để khôi phục tụt canxi máu đồng thời giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt, người bệnh cần được điều trị bằng truyền canxi tĩnh mạch. Ngoài ra, canxi cũng có thể bổ sung thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Trường hợp bị tụt canxi máu thứ phát do bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm bệnh lý đó mới có thể hy vọng cải thiện canxi máu.
Để phòng ngừa tình trạng tụt canxi máu, người bệnh cần có chế độ khám sức khỏe định kỳ. Việc làm này sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm để có hướng xử trí sao cho hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó ưu tiên thức ăn chứa nhiều canxi. Trẻ em cần tăng cường vận động, tắm nắng ngoài trời để bổ sung vitamin D, ngăn ngừa thiếu hụt canxi,...
Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nhận diện được những dấu hiệu của tụt canxi máu và hiểu được tác hại do bệnh gây ra để có hướng xử trí hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác xung quanh vấn đề này bạn đọc có thể chủ động liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp chi tiết.