Khám vận động cho trẻ là bước thăm khám cần thiết nhằm phát hiện những rối loạn vận động ở trẻ để khắc phục kịp thời. Bởi nếu để lâu có thể trở thành những khuyết tật khó khắc phục. Vậy khám vận động là gì? Khám vận động có tầm quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ?
07/12/2021 | Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Kịp thời nhận biết để có hướng can thiệp kịp thời 02/12/2021 | Dấu hiệu nào nói lên hiện tượng trẻ chậm biết đi? 27/12/2020 | Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói và bố mẹ cần xử lý ra sao?
1. Các loại rối loạn vận động ở trẻ
Khám vận động cho trẻ nhằm đánh giá những rối loạn vận động ở trẻ. Đây là những rối loạn xảy ra do chấn thương não, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc tố hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Đây cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý do rối loạn di truyền. Ở trẻ nhỏ có các loại rối loạn chính sau.
Rối loạn vận động khiến trẻ gặp bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
Múa giật
Múa giật hay còn gọi là Chorea. Đây không phải một căn bệnh nguyên phát mà là những tổn thương của thần kinh. Trẻ bị múa giật có những chuyển động như nhảy múa hoặc chuyển động không đều. Những chuyển động này có thể chậm, quằn quại hoặc mạnh hơn. Một số trẻ bị múa giật ảnh hưởng tới tay chân thường xuyên vấp ngã, khó đi.
Chứng múa giật ở trẻ nguyên nhân chính là do tổn thương não khi sinh, vùng đầu bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc do phản ứng với thuốc hoặc cũng có thể do di truyền. Múa giật gồm những loại:
-
Sydenham Chorea: Đây là bệnh viêm não thấp khớp, xảy ra do nhiễm trùng Streptococcus nhóm A.
-
Bệnh Huntington: Đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền.
-
Chorea do di truyền: Đột biến NKX2.1 hay một số rối loạn di truyền khác có thể tự xảy ra hoặc có thể là một phần của các triệu chứng thần kinh.
Run
Trẻ có thể run toàn thân hoặc run cục bộ ở một chi. Run cũng có thể là do một biến chứng của căn bệnh khác hoặc chấn thương đầu, tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh truyền nhiễm. Run có thể xảy ra khi trẻ vận động hoặc ngay khi trẻ đang nghỉ ngơi. Khi run trẻ thường yếu chân tay, các cử động khó khăn hơn. Đôi khi run cũng là một yếu tố di truyền.
Run có thể là rối loạn, cũng có thể do sự phát triển cơ vận động của trẻ. Trẻ đôi khi có thể có ý thức để ức chế cơn run. Do đó, việc khám vận động cho trẻ là điều quan trọng nhằm đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Đa số trẻ bị run có thể tự ức chế
Động kinh
Động kinh là rối loạn vận động liên quan đến những cơn giật cơ nhanh, đột ngột và trẻ không thể tự ức chế. Những cú giật cơ này có thể xảy ra thỉnh thoảng hoặc thường xuyên. Động kinh xảy ra do yếu tố kích thích như giữ cơ thể trẻ ở một yếu tố nhất định, trẻ bị chạm hoặc giật mình. Đôi khi động kinh cũng xảy ra mà không có lý do.
Động kinh được đánh giá lành tính và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng phải được đánh giá nhằm xác định loại động kinh và nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân này có thể do chấn thương não nghiêm trọng, do rối loạn chuyển hóa hoặc cũng có thể do thoái hóa thần kinh. Đôi khi, đây cũng là một phần của co giật.
Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette hay còn được gọi là rối loạn Tics. Đây là những chuyển động đột ngột mà trẻ không tự chủ hoặc âm thành đến rồi đi. Hội chứng này rất phổ biến ở trẻ em và có thể liên quan đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng có thể khác nhau, từ rất nhẹ đến đột ngột, rồi dần nghiêm trọng.
Nếu trẻ có cả vấn đề về vận động và giọng nói hơn một năm, bố mẹ nên khám vận động cho trẻ vì có thể trẻ đã mắc Hội chứng Tourette. Một số trẻ mắc hội chứng này còn có thể mắc rối loạn tăng động, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn học tập,…
Trẻ mắc hội chứng Tourette gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập
Loạn trương lực cơ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở trẻ em, loạn trương lực cơ khiến các nhóm cơ co thắt bất thường, đối lập nhau. Loạn trương lực có có thể xảy ra khi trẻ vận động hoặc trong lúc nghỉ ngơi. Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu từ một bộ phận rồi lan ra các vùng khác của cơ thể.
Loạn trương lực cơ nguyên phát chủ yếu do nguyên nhân di truyền và không có rối loạn thần kinh đi kèm. Bệnh tiến triển và an nhanh trong 5 năm đầu kể từ khi khởi phát rồi dần ổn định. Trẻ bị loạn trương lực cơ có tuổi thọ bình thường như những trẻ khác nhưng có thể bị hạn chế trong một số cử động.
Đối với loạn trương lực cơ thứ phát ở trẻ chủ yếu là hậu quả của chất thương não trong khi sinh, do thoái hóa di truyền hoặc do một số chấn thương. Mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Bệnh thường xảy ra đi kèm với co cứng. Khoảng 5 - 15% trẻ bị bại não cũng mắc phải rối loạn này.
2. Khám vận động cho trẻ
Khám vận động được thực hiện thông qua quá trình quan sát sự vận động của trẻ và qua một vài động tác được bác sĩ chỉ định. Những vận động này nhằm đánh giá tình trạng cơ, dáng điệu và sự phối hợp vận động của trẻ.
Khi trẻ có vấn đề về vận động, bác sĩ sẽ điều trị thông qua việc khắc phục nguyên nhân. Nếu trẻ bị rối loạn vận động do rối loạn di truyền hoặc đã bị thoái hóa nghiêm trọng có thể không có cách điều trị nhưng có thể can thiệp để làm giảm triệu chứng.
Khám vận động cho trẻ nhằm tìm ra nguyên nhân gây rối loạn và hướng điều trị phù hợp
Mức độ phục hồi khi điều trị rối loạn vận động sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân gây rối loạn và giai đoạn điều trị. Do đó, khám vận động cho trẻ là điều rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường ở trẻ để khắc phục kịp thời. Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm sau:
3. Điều trị rối loạn vận động
Sau khi đã khám vận động cho trẻ và tìm ra nguyên nhân, trẻ sẽ được áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau như:
-
Uống thuốc thư giãn cơ bắp, giảm run.
-
Nếu rối loạn của trẻ ảnh hưởng đến cơ thể, trẻ đang mắc hội chứng Tourette thì cần tiêm Botox.
-
Cấy Baclofen điều trị loạn trương lực cơ.
-
Kích thích não sâu nếu không đáp ứng thuốc.
Ngoài ra trẻ cũng có thể được áp dụng một số phương pháp hỗ trợ như:
Tập vật lý trị liệu cho trẻ nhằm kéo giãn cơ và chi hỗ trợ quá trình điều trị
Khám vận động cho trẻ là điều rất cần thiết mà bố mẹ nên làm nhằm đảm bảo cho trẻ một cuộc sống và sinh hoạt bình thường. Phát hiện sớm và tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ tăng tỷ lệ thành công khi điều trị. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này, hoặc cần tư vấn các thông tin sức khỏe khác, cha mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.