Theo một số thống kê, khoảng 10% dân số già đang gặp chứng khô miệng ban đêm. Phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới, trẻ em và thanh niên ít bị hơn. Khô miệng ban đêm không đau đớn nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm? Nguyên nhân là gì và cách khắc phục chứng khô miệng vào ban đêm tại nhà như thế nào?
15/07/2021 | Mách bạn về nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy 02/07/2021 | Nguyên nhân và cách chữa khô miệng hiệu quả tại nhà
1. Dấu hiệu của chứng khô miệng vào ban đêm
Trước khi lý giải việc tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm, hãy cùng chúng tôi điểm qua các dấu hiệu của chứng khô miệng khi ngủ xem bản thân bạn có đang gặp tình trạng này không.
Khô miệng (xerostomia) vào ban đêm không phải một bệnh lý mà chỉ được coi là 1 triệu chứng. Một số dấu hiệu giúp dễ nhận biết chứng khô miệng vào ban đêm có thể kể đến như:
-
Hơi thở có mùi hôi.
-
Nước bọt đặc.
-
Vị giác có sự thay đổi.
-
Đau họng.
-
Khó nhai, khó nuốt.
-
Lưỡi có rãnh.
Khô miệng (xerostomia) vào ban đêm không phải một bệnh lý mà chỉ được coi là 1 triệu chứng
Chưa cần biết lý do tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm nhưng nếu bạn gặp 1 trong những biểu hiện trên tức thì bạn đang gặp rắc rối với chứng khô miệng khi ngủ.
2. Chứng khô miệng khi ngủ khiến bạn gặp không ít rắc rối
Như đã chia sẻ ở trên chứng khô miệng không hề gây đau đớn cho người mắc nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, khô miệng ban đêm cũng khiến bạn khá khổ sở. Chẳng hạn:
-
Bạn sẽ bị khô niêm mạc miệng rất khó chịu.
-
Đôi khi bạn cảm giác thấy sự nóng rát ở khoang miệng, thậm chí bị giảm hoặc mất hẳn vị giác.
-
Bạn gặp khó khăn mỗi khi sử dụng răng giả.
-
Việc nhai, nuốt, nói nếu bị khô miệng ban đêm cũng gặp khó khăn.
-
Bạn dễ bị mắc các bệnh về răng miệng như: lở miệng, tưa miệng, viêm nha chu, sâu răng,...
-
Bạn có thể bị nứt hoặc teo niêm mạc (nhất là niêm mạc của môi) và gây chảy máu.
-
Tuyến nước bọt của bạn có thể bị nhiễm trùng ngược dòng.
Chứng khô miệng khi ngủ khiến bạn gặp không ít rắc rối, trong đó có các vấn đề về răng miệng
Nếu chứng khô miệng khi ngủ chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên trong thời gian dài, bạn cần tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị. Điều trị dứt điểm khô miệng ban đêm sớm thì bạn mới không gặp những rắc rối về răng miệng kể trên.
Vậy tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm? Nguyên nhân và phương pháp điều trị tại nhà như thế nào?
3. Tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm? Nguyên nhân là gì?
Khi nước bọt tiết ít tình trạng khô miệng sẽ xuất hiện. Và những người trên 65 tuổi thường gặp chứng khô miệng ban đêm. Điều này là do khi già đi, khả năng sản xuất nước bọt giảm đến 40% nên trẻ em hoặc thanh thiếu niên mới ít bị khô miệng khi ngủ. Vậy tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm?
Nguyên nhân khiến xuất hiện chứng khô miệng ban đêm có rất nhiều, có thể bao gồm nguyên nhân tiên phát và thứ phát. Cụ thể:
3.1. Nguyên nhân tiên phát
Nguyên nhân tiên phát khiến triệu chứng khô miệng ban đêm xuất hiện là:
-
Do bị thiếu tuyến nước bọt (trường hợp này hiếm gặp).
-
Các tuyến nước bọt chính bao gồm: tuyến gần xương hàm, tuyến bên dưới lưỡi và tuyến ở bên bên má bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, do nấm.
-
Vì bệnh tuyến nước bọt tự miễn khiến các mô của tuyến nước bọt bị phá hủy dần dần khiến khả năng tiết nước bọt bị giảm.
-
Do quá trình xạ trị điều trị các khối ung thư ở cổ và đầu gây teo tuyến nước bọt.
-
Do tuyến nước bọt có sỏi.
-
Vì ung bướu.
Nguyên nhân tiên phát khiến triệu chứng khô miệng ban đêm có thể do tuyến nước bọt có sỏi
Lý giải tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm bên cạnh các nguyên nhân tiên phát thì khô miệng ban đêm còn do một số nguyên nhân thứ phát dưới đây.
3.2. Nguyên nhân thứ phát
Một số nguyên nhân thứ phát gây chứng khô miệng vào ban đêm bao gồm:
-
Bạn bị mất nước do bị xuất huyết, nôn mửa, tiêu chảy, tiểu tiện, đái tháo đường, đổ mồ hôi quá nhiều, suy tim, đái tháo nhạt và hội chứng tăng urê máu.
-
Bạn đang sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn, thuốc trị chứng đau nửa đầu, thuốc giảm co thắt, thuốc điều trị parkinson,...
-
Bạn bị thiếu máu gồm: thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu do bị thiếu sắt.
-
Bạn đã đang điều trị một số bệnh lý gồm: rối loạn nội tiết, lo âu, căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng, trầm cảm, cấy ghép tủy xương,...
Một trong số nguyên nhân thứ phát gây chứng khô miệng vào ban đêm là do bạn đang dùng thuốc
Trên đây là toàn bộ lý giải chi tiết về vấn đề tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm. Ngay sau đây sẽ là cách điều trị chứng khô miệng khi ngủ tại nhà hiệu quả nhất.
4. Cách điều trị khô miệng vào ban đêm hiệu quả
Để điều trị dứt điểm chứng khô miệng khi ngủ cần dựa trên cơ sở tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm. Theo đó, có 2 cách giúp bạn trị chứng khô miệng khi ngủ bao gồm:
4.2. Thoát khỏi chứng khô miệng khi ngủ đơn giản ngay tại nhà
Để thoát khỏi chứng khô miệng khi ngủ đơn giản ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một vài gợi ý dưới đây:
-
Để một bình nước lọc gần giường để phòng khi bạn thức dậy bị khô miệng có thể bổ sung nước ngay.
-
Bạn tránh sử dụng các loại nước súc miệng có chứa cồn, ưu tiên dùng loại không có cồn.
-
Bạn duy trì độ ẩm trong phòng bằng cách dùng máy tạo ẩm vào ban đêm.
-
Bạn hãy cố gắng thở bằng mũi thay vì miệng.
-
Bạn có thể cân nhắc dùng kẹo ngậm không đường hoặc kẹo cao su không đường mỗi khi ngủ.
-
Hãy cố gắng bỏ thuốc lá và giảm lượng caffein vì caffeine khiến tình trạng khô miệng ban đêm của bạn nghiêm trọng hơn.
-
Bạn cũng nên hạn chế dùng các loại thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin vì chúng làm bạn bị khô miệng nhiều hơn.
-
Bạn hãy duy trì uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế các món mặn nhất là vào ban đêm.
Thoát khỏi chứng khô miệng khi ngủ đơn giản ngay tại nhà - Bạn hãy duy trì uống đủ nước mỗi ngày
Trên đây là một số cách đơn giản giúp bạn thoát khỏi chứng khô miệng khi ngủ ngay tại nhà. Nhưng nếu dựa trên lý giải tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm là do bạn đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc thì để trị dứt điểm khô miệng ban đêm bạn cần có sự can thiệp của các bác sĩ.
4.2. Điều trị dứt điểm khô miệng vào ban đêm có sự can thiệp y tế
Để điều trị dứt điểm chứng khô miệng vào ban đêm do bạn đang dùng thuốc hoặc điều trị bệnh bạn cần có sự hỗ trợ can thiệp từ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa liên quan bao gồm: bác sĩ khoa răng hàm mặt, bác sĩ khoa ung bướu, bác sĩ nội khoa,...
Nếu dựa trên lý giải tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm do bạn đang dùng thuốc, điều trị bệnh thì bạn cần được bác sĩ hỗ trợ trị hẳn khô miệng
Chủ yếu các bác sĩ sẽ căn cứ vào lý giải tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm do nguyên nhân tiên phát hay thứ phát để có những can thiệp y tế phù hợp. Cụ thể:
-
Nếu khô miệng do dùng thuốc: Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng loại thuốc thay thế có khả năng khắc phục tình trạng khô miệng khi ngủ hoặc giảm liều lượng thuốc đang dùng.
-
Nếu khô miệng do bị nhiễm vi rút, vi trùng bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, nếu do nấm thì bạn được yêu cầu dùng thuốc điều trị nấm.
-
Nếu khô miệng do phản ứng phụ của tia xạ, bác sĩ sẽ cho bạn uống vitamin và dùng nước bọt nhân tạo.
-
Nếu khô miệng do tuyến nước bọt có sỏi gây tắc nghẽn bạn cần được phẫu thuật.
-
Nếu khô miệng do bị teo tuyến nước bọt khi xạ trị khối ung thư ở đầu và cổ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng Pilocarpin theo đường uống.
Tựu chung lại dù đã biết tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm nhưng để điều trị đúng cách và dứt điểm bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Một địa chỉ uy tín là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 25 năm hoạt động cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Các bác sĩ chuyên khoa ở Bệnh viện sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích và phương pháp điều trị chứng khô miệng vào ban đêm triệt để.