Sau khi ngủ dậy cảm thấy khô miệng là hiện tượng nhiều người gặp phải và không phải ai cũng biết vì sao mình bị như vậy. Điều đáng nói là khởi đầu ngày mới bằng cảm giác này sẽ khiến bạn mệt mỏi và tâm lý không thoải mái một chút nào. Vậy nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
02/07/2021 | Nguyên nhân và cách chữa khô miệng hiệu quả tại nhà 12/01/2015 | Cách giúp bạn khắc phục chứng khô miệng
1. Những nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy là gì
1.1. Thế nào là khô miệng sau khi ngủ dậy
Tuyến nước bọt trong miệng có khả năng trung hòa axit do vi khuẩn sản xuất, rửa trôi thức ăn đồng thời hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn. Không những thế, nước bọt còn kích thích tăng vị giác, giúp nhai nuốt trở nên thuận lợi hơn. Một điều đáng nói nữa là nước bọt còn tiết ra các enzyme hỗ trợ tiêu hóa.
Thiếu nước có thể là nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy
Miệng bị khô sau khi ngủ dậy là tình trạng tuyến nước bọt trong miệng của bạn không tiết ra đủ nước bọt để giữ cho miệng ẩm ướt. Ngoài cảm giác khô miệng cũng sẽ có một số hiện tượng khác đi kèm như: khát nước, môi khô, cổ họng khô, lưỡi ngứa ran, họng đau, hơi thở có mùi,...
1.2. Nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng khi ngủ dậy
Hầu hết các trường hợp bị khô miệng sau khi ngủ dậy là do các nguyên nhân sau:
- Thiếu nước từ trong cơ thể
Nếu không uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày thì việc trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể rất dễ bị ngưng trệ khiến cho tất cả lượng nước được cung cấp cho cơ thể đều được huy động để dùng cho các quá trình này. Nó chính là nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy vì tuyến nước bọt trong khoang miệng không có đủ nước để đảm nhận vai trò của nó. Không những thế, bị tiêu chảy, mồ hôi ra quá nhiều, sốt cao, mất máu,... cũng gây mất nước và khô miệng khi ngủ dậy.
- Tuổi tác
Hệ bài tiết của người cao tuổi bị suy giảm kết hợp với việc ở độ tuổi này họ hay phải dùng nhiều loại thuốc nên dễ gây khô miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể cảm thấy khô miệng khi ngủ dậy
- Dây thần kinh bị tổn thương
Khi dây thần kinh ở não bộ bị tổn thương do một số tác động nào đó nó sẽ khiến cho việc tiết nước bọt bị gián đoạn và gây khô miệng sau khi ngủ dậy.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc trị mất ngủ, thuốc trị trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc dị ứng, thuốc chống béo phì, thuốc trị mụn trứng cá, thuốc trị tiêu chảy,... là nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy vì dễ gặp tác dụng phụ.
- Mắc một số bệnh lý
Khô miệng sau khi ngủ dậy còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: trào ngược dạ dày thực quản, đột quỵ, quai bị, parkinson, huyết áp cao,...
- Nguyên nhân khác
Ngoài những lý do phổ biến trên đây thì hút thuốc lá thường xuyên, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hiệu ứng của một số phương pháp điều trị bệnh, lối sống không lành mạnh, uống nhiều rượu vào buổi tối, thói quen thở bằng miệng khi ngủ, mang thai,... cũng có thể trở thành nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy.
2. Khô miệng sau khi ngủ dậy có phải là hiện tượng nguy hiểm không
Hầu hết chúng ta đều không quan tâm hoặc quan tâm nhưng không quá nhiều đến hiện tượng khô miệng sau khi ngủ dậy mà không biết rằng ẩn sau nó có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của chính mình.
Bị khô miệng khi ngủ dậy trong thời gian dài cần khám bác sĩ chuyên khoa
Như đã nói ở trên, khô miệng hay đi kèm với hiện tượng ít nước bọt. Trong khi đó, tuyến nước bọt đóng vai trò rất quan trọng như: giúp cảm nhận mùi vị, giúp việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ hơn, trung hòa axit thức ăn trong khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám ở nướu, giúp vi khuẩn không tấn công men răng,... Nếu lượng nước bọt cho khoang miệng không được cung cấp đủ thì dễ làm miệng bị khô, hôi miệng ảnh hưởng đến tâm lý tự tin khi giao tiếp.
Không những thế, nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy còn có thể xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể như viêm loét dạ dày, trào ngươi dạ dày, viêm nha chu,... Nếu không được điều trị, những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, những người bị khô miệng do thói quen thở bằng miệng nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp.
3. Biện pháp khắc phục
Một số cách làm sau sẽ góp phần hỗ trợ giảm khô miệng sau khi ngủ dậy:
- Uống đủ mỗi ngày 1,5 - 2 lít nước đồng thời tăng cường bổ sung đồ ăn có tính mát, trái cây, rau xanh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám trên răng.
Nếu hiện tượng khô miệng vào buổi sáng chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai thì không đáng lo ngại vì nó xuất phát từ sự tác động bên ngoài, chỉ cần điều chỉnh yếu tố tác động ấy thì tình trạng này sẽ chấm dứt. Ngược lại, nếu hiện tượng ấy tiếp diễn trong thời gian dài thì không thể thờ ơ được mà cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy là gì từ đó có biện pháp xử trí triệt để.
Nói tóm lại, thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi bị khô miệng kéo dài là cần thiết. Nhờ việc làm này mà bạn sẽ biết tại sao mình bị như vậy và tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy là gì mà bác sĩ sẽ giúp bạn có hướng điều chỉnh phù hợp, cụ thể như:
- Xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý: cần phải điều trị dứt điểm nguyên nhân bệnh lý thì mới có thể khỏi bệnh.
- Xuất phát từ thói quen xấu: thay đổi thói quen xấu để dần dần có thói quen tích cực.
Bên cạnh những chia sẻ trên đây nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan đến nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để có được những giải đáp chính xác và cần thiết từ chuyên viên y tế. Chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý tốt nhất để bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội