Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn như thế nào? | Medlatec

Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn như thế nào?

Các mẹ bầu có rất nhiều mối quan tâm trong thời gian mang bầu, ví dụ như việc cung cấp những loại dinh dưỡng nào để em bé phát triển. Ngoài ra, cha mẹ cũng rất thích thú khi được quan sát, dõi theo sự phát triển của thai nhi từng tháng, từng tháng. Trong mỗi tháng của thai kỳ, em bé sẽ phát triển cả về kích thước, cân nặng và hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể.


09/04/2020 | Bật mí bảng cân nặng thai nhi theo tuần để các mẹ bầu theo dõi
12/03/2020 | Xét nghiệm không xâm lấn, an toàn cho mẹ bầu phát hiện chính xác dị tật thai nhi
15/02/2020 | Các mốc siêu âm thai nhi quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
30/09/2019 | Siêu âm thai 6 có cần không và sự phát triển của thai nhi

1. Tìm hiểu chung về sự phát triển của thai nhi

Trước khi cùng nhau tìm hiểu cụ thể về sự phát triển của thai nhi qua từng tháng, bố mẹ cần nắm rõ một vài điều về quá trình này. Trong 8 tuần đầu tiên kể từ khi thụ tinh thành công, thai trong bụng người phụ nữ thường được gọi là phôi thai. 

Cha mẹ rất xúc động khi theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bé sẽ ở trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, các nhiều em bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn hơn so với thời gian 9 tháng 10 ngày. Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rất rõ rệt của thai nhi.

2. Quá trình thụ thai

Em bé được hình thành nhờ quá trình thụ tinh, khi đó tinh trùng của bố sẽ xâm nhập vào trứng của mẹ. Sau khi đã thụ tinh, trứng đã thụ tinh thành công sẽ thực hiện phân chia ra thành rất nhiều tế bào. Chúng sẽ đi từ ống dẫn trứng tới dạ con của người phụ nữ và tới tử cung. Phôi thai sau khi đến tử cung sẽ bắt đầu làm tổ, chúng gắn vào nội mạc tử cung.

3. Sự phát triển của em bé trong tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Trong đó, túi ối bao quanh phôi thai, chứa đầy dịch lỏng. Nhiệm vụ chính của túi ối đó là túi đệm, tạo điều kiện để thai phát triển bình thường. Còn nhau thai - bộ phận có vai trò chủ yếu là truyền dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho em bé hấp thụ để phát triển, vận chuyển chất thải từ thai nhi ra.

Vậy trong 4 tuần đầu, em bé sẽ phát triển như thế nào? Lúc này một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu hình thành, ví dụ như: miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn,… Đặc biệt, sau 1 tháng phát triển, kích thước của thai khá nhỏ, chỉ tương đương một hạt vừng. 

4. Sự phát triển của bé trong tháng thứ 2

Bước sang tháng thứ 2, sự phát triển của thai nhi khá rõ, kích thước của em bé bằng một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 1,5 - 1,6cm. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể tiếp tục hình thành.

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước nhỏ, bắt đầu xuất hiện mắt.

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước nhỏ, bắt đầu xuất hiện mắt.

Ngoài ra, các cơ quan bên trong cũng đang phát triển, ta có thể kể đến như: ống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác.

5. Tháng thứ 3 của thai kỳ

Trong tháng thứ 3, thai nhi dần trở nên cứng cáp hơn, ngón tay, ngón chân bắt đầu trở nên rõ rệt, thậm chí em bé còn có thể cử động ngón tay. Cùng lúc này, cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện và trong giai đoạn phát triển. Bắt đầu từ giai đoạn này, bác sĩ đã đo được nhịp đập của tim thai nhờ sử dụng thiết bị đo chuyên dụng.

Thời gian này, một số cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành. Đặc biệt, người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được sự có mặt của em bé. Điều này chắc hẳn khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất vui sướng, xúc động khi có một sinh linh bé bỏng đang phát triển từng ngày trong cơ thể mình.

6. Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4

Tháng thứ 4, chúng ta gần như xác định được giới tính của thai nhi vì bộ phận sinh dục đã hiện lên khá rõ ràng, ngoài ra tay, chân dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, mí mắt, lông mi hoặc tóc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. 

Đặc biệt, sự phát triển của thai nhi rõ ràng nhất đó là hệ thần kinh đi vào hoạt động, em bé có thể mút ngón tay hay ngáp,… Người mẹ cũng dần cảm nhận sự hiện diện của thai nhi.

7. Thai nhi trong tháng thứ 5

Sang tháng thứ 5, con đã biết đạp và chuyển động nhiều hơn, đây là khoảnh khắc cực kỳ đáng nhớ đối với người mẹ. Xung quanh cơ thể bé, lớp lông tơ mọc lên, ngoài ra một lớp gây cũng hình thành trên da của em bé. Chúng có tác dụng chính là bảo vệ trẻ khi ở trong bụng mẹ, khi em bé chào đời, chúng sẽ dần biến mất.

Lúc này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng, nhiều em bé có trọng lượng khoảng 300 gram. Vì sự phát triển nhanh chóng ấy, bụng người mẹ cũng to lên đáng kể.

Trong tháng thứ 5, em bé bắt đầu biết đạp và chuyển động nhiều.

Trong tháng thứ 5, em bé bắt đầu biết đạp và chuyển động nhiều.

8. Tháng thứ 6 của thai kỳ

Thai nhi khi phát triển tới tháng thứ 6 thì cơ thể gần như đã hoàn thiện, nhất là về khuôn mặt. Với sự hoàn thiện các chức năng trên cơ thể, em bé bắt đầu có cảm nhận với các âm thanh cũng như ánh sáng. Trong thời gian này, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc cho em bé nghe nhạc thư giãn, bé sẽ đáp lại bằng một số chuyển động.

Thỉnh thoảng, thai nhi còn bị nấc cụt, đây là hiện tượng rất bình thường. Có thể nói, hiện tượng này báo hiệu rằng bé đang trong quá trình hoàn thiện.

9. Sự phát triển của bé trong tháng thứ 7

Chắc hẳn, ba mẹ rất tò mò về sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 7 phải không nào? Trong giai đoạn này, trọng lượng của em bé có thể từ 1kg - 1,5kg, bé thường xuyên chuyển động trong bụng mẹ, người mẹ có thể cảm nhận rất rõ ràng. Ngoài ra, bé cũng rất nhạy cảm và phản ứng với âm thanh, ánh sáng nhiều hơn so với thời gian trước đây.

Từ tháng thứ 7, người mẹ nên đặc biệt cẩn thận bởi vì bạn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý tới chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

10. Thai nhi trong tháng thứ 8

Trong tháng thứ 8, cơ thể em bé gần như đã hoàn thiện, duy chỉ có phổi là chưa hoàn thiện đầy đủ. Càng về sau, khi cơ thể phát triển, em bé lại có nhiều chuyển động, di chuyển trong bụng mẹ hơn. Khi đến giai đoạn cuối và chuẩn bị sinh, người mẹ nên đi khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần để theo dõi tình trạng em bé. Đặc biệt, thời gian này lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển và bé nặng khoảng 2kg.

11. Em bé trong bụng mẹ tháng thứ 9

Tháng cuối cùng của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển cực kỳ nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời. Trong tháng này, trọng lượng của em bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg - 3,5kg. Đặc biệt, để chào đời dễ dàng hơn, bé thường úp mặt vào bụng mẹ, đầu ở bên dưới.

Trong tháng cuối, em bé chuyển tư thế để chào đời dễ dàng

Trong tháng cuối, em bé chuyển tư thế để chào đời dễ dàng

Có thể nói, các bậc cha mẹ không khỏi xúc động khi dõi theo sự phát triển của thai nhi qua từng tháng. Em bé sẽ dần có những chuyển động, tín hiệu giao tiếp với cha mẹ. Hy vọng rằng, cha mẹ có thể nắm được một số kiến thức cơ bản khi tham khảo bài viết này.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp