Trong thời gian mang thai, người phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe, siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của em bé. Nhờ vậy, cha mẹ có cơ hội chứng kiến sự phát triển từng ngày của trẻ trong bụng mẹ. Một trong những vấn đề các mẹ bầu cần chú ý đó là bảng cân nặng thai nhi theo tuần.
1. Một số cách tính cân nặng thai nhi theo tuần
Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng tại sao chúng ta cần theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần? Trên thực tế, việc theo dõi này giúp chúng ta chứng kiến sự phát triển từng ngày của em bé khi còn trong bụng mẹ, đây là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm và muốn biết.
Cha mẹ luôn muốn theo dõi sự phát triển từng ngày của thai nhi.
Bên cạnh đó, khi theo dõi bảng cân nặng của em bé trong bụng mẹ, các bác sĩ có thể biết được thai nhi đang phát triển bình thường hay không? Đây là phần rất quan trọng của quá trình chăm sóc thai nhi trước khi sinh. Nếu như bé quá nhỏ hoặc phát triển quá lớn so với bình thường thì có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ phát hiện ra tình trạng này khi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần và kịp thời xử lý.
Như vậy, việc theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng mẹ là rất cần thiết, vì vậy các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đi siêu âm định kỳ.
Vậy làm thế nào để tính cân nặng thai nhi theo tuần? Trên thực tế, có hai cách tính thường được áp dụng, đó là tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng của người mẹ, hai là tính cân nặng nhờ siêu âm.
Cách tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng rất đơn giản và các mẹ có thể tự tính toán ở nhà. Cụ thể, công thức tính cân nặng của trẻ là:
Cân nặng bé (g) = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100)/4
Dựa vào cách tính trên, chúng ta chỉ cần đo chiều cao tử cung và chu vi vòng bụng của người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế vì kết quả này sai số khá nhiều. Khi sử dụng công thức này bạn chỉ cho ra một con số ước lượng bởi vì các mẹ bầu có độ béo gầy khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu muốn lập bảng cân nặng thai nhi theo tuần, chúng ta cũng có thể tính trọng lượng của bé dựa vào kết quả siêu âm. Cách tính này đảm bảo độ chính xác hơn so với cách kể trên.
2. Tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Trong quá trình mang thai, để biết em bé có phát triển bình thường, trọng lượng đạt chuẩn hay không thì chúng ta cần dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO.
Sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo tuần giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi có ổn định không?
Tuổi thai (tuần)
|
Chiều dài
|
Cân nặng
|
Tuần thứ 8 |
1,6 cm |
Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 9 |
2,3 cm |
Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 10 |
3,1 cm |
Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 11 |
4,1 cm |
Khoảng 50 - 70 gam |
Tuần thứ 12 |
5,4 cm |
Khoảng 50 - 70 gam |
Tuần thứ 13 |
7,4 cm |
Khoảng 50 - 70 gam |
Tuần thứ 14 |
8,7 cm |
Khoảng 50 - 70 gam |
Tuần thứ 15 |
10,1 cm |
70 gam |
Tuần thứ 16 |
11,6 cm |
100 gam |
Tuần thứ 17 |
13,0 cm |
140 gam |
Tuần thứ 18 |
14,2 cm |
190 gam |
Tuần thứ 19 |
15,3 cm |
240 gam |
Tuần thứ 20 |
16,4 cm |
300 gam |
Tuần thứ 21 |
25,6 cm |
360 gam |
Tuần thứ 22 |
27,8 cm |
430 gam |
Tuần thứ 23 |
28,9 cm |
501 gam |
Tuần thứ 24 |
30,0 cm |
600 gam |
Tuần thứ 25 |
34,6 cm |
660 gam |
Tuần thứ 26 |
35,6 cm |
760 gam |
Tuần thứ 27 |
36,6 cm |
875 gam |
Tuần thứ 28 |
37,6 cm |
1005 gam |
Tuần thứ 29 |
38,6 cm |
1153 gam |
Tuần thứ 30 |
39,9 cm |
1319 gam |
Tuần thứ 31 |
41,1 cm |
1502 gam |
Tuần thứ 32 |
42,4 cm |
1702 gam |
Tuần thứ 33 |
43,7 cm |
1918 gam |
Tuần thứ 34 |
45,0 cm |
2146 gam |
Tuần thứ 35 |
46,2 cm |
2383 gam |
Tuần thứ 36 |
47,4 cm |
2622 gam |
Tuần thứ 37 |
48,6 cm |
2859 gam |
Tuần thứ 38 |
49,8 cm |
3083 gam |
Tuần thứ 39 |
50,7 cm |
3288 gam |
Tuần thứ 40 |
51,2 cm |
3462 gam |
Trên thực tế, cân nặng và kích thước của thai nhi có thể chênh lệch một chút so với số liệu theo dõi của bản trên. Các mẹ bầu có thể dựa vào cơ sở này để theo dõi tình hình phát triển của em bé ở trong bụng.
3. Mức tăng cân phù hợp dành cho bà bầu
Để trọng lượng và kích thước của em bé dao động với số liệu trong bảng cân nặng thai nhi theo tuần người phụ nữ mang thai còn có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tùy vào cân nặng của người mẹ trước khi mang thai, mà trong thai kỳ họ phải tăng số kg nhất định theo từng tháng.
Tùy vào tình trạng cơ thể trước khi mang thai, người phụ nữ cần tăng số cân nhất định.
Để xác định mức tăng cân phù hợp, chúng ta thường sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI, với công thức tính đó là: BMI = trọng lượng/(chiều cao)2 . Trong đó, với một người phụ nữ có chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mỗi tháng họ cần tăng 1,5kg - 2kg. Sau đó, mỗi tháng họ nên tăng khoảng 1kg.
Ngoài ra, nếu người phụ nữ trước khi mang thai có tình trạng thừa hoặc thiếu cân thì bạn cần điều chỉnh trọng lượng cần tăng thêm mỗi tháng sao cho phù hợp nhất. Việc tăng quá nhiều hoặc quá ít cân trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của em bé và quá trình sinh nở. Một số hiện tượng có thể gặp phải ví dụ như: sinh non, thai có kích thước lớn nên khó sinh hoặc thai phát triển kém,…
4. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu
Trong thời gian này, người phụ nữ không nên thực hiện chế độ ăn kiêng, thay vào đó bạn hãy tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bởi vì thai nhi phát triển nhờ hấp thu dưỡng chất từ mẹ. Đối với những người kém hấp thu dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc dành riêng cho bà bầu.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của bảng cân nặng thai nhi theo tuần trong việc chăm sóc bà bầu và thai nhi. Đó là cơ sở để đánh giá sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Và dựa vào đây bác sĩ khuyên các bà bầu nên tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ là hợp lý.
Bà bầu nên đi siêu âm định kỳ để biết tình trạng phát triển của em bé.
Trong khi mang thai, người phụ nữ nên tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần, đồng thời theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng. Đặc biệt, chúng ta nên đi khám, siêu âm định kỳ để nắm được tình trạng của em bé, có những biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống cơ thể em bé thừa hoặc thiếu cân. Hy vọng rằng, các mẹ bầu đã nắm được một số kiến thức bổ ích từ bài viết này.