Bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, cũng không lây qua đường ăn uống chung, sử dụng đồ đạc chung. Nhưng nếu sống trong vùng có người đang mắc bệnh, bạn cũng có tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh sốt xuất huyết có lây không và cách phòng bệnh ra sao.
12/01/2021 | Bí quyết chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh sốt xuất huyết dengue 08/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue đúng cách 30/11/2020 | Muỗi sốt xuất huyết đốt lúc nào và hướng điều trị bệnh hiệu quả 30/11/2020 | Bác sĩ tư vấn: sốt xuất huyết lây qua đường nào?
1. Khi mắc bệnh sốt xuất huyết có bị lây không?
Sốt xuất huyết một trong số bệnh truyền nhiễm chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt. Có thể hiểu, muỗi chính là tác nhân truyền bệnh. Loại muỗi này hút máu người bệnh, sau đó lại đốt lại người khỏe mạnh, khi đó chúng đã truyền virus gây bệnh cho người khỏe qua vết đốt và dần dần phát triển thành ổ dịch.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt
Trong một vùng dịch sốt xuất huyết, cứ 1 người mắc bệnh thì có rất nhiều trường hợp có thể mang virus tiềm ẩn, dù không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng để lây bệnh cho người khác qua đường muỗi đốt.
Một số người hiểu lầm rằng nếu đã bị sốt xuất huyết thì không bao giờ bị lại nữa. Nhưng hiện nay đang có 4 thể sốt xuất huyết có mặt tại Việt Nam và trên thế giới. Vì thế, bạn có thể mắc bệnh này 4 lần trong đời.
Điều này có nghĩa là khi mắc bệnh và được chữa khỏi, cơ thể đã tạo miễn dịch để chống lại thể gây bệnh đó, nhưng bạn vẫn có thể nhiễm bệnh sốt xuất huyết được gây ra bởi 3 thể còn lại. Như vậy, dù đã bị sốt xuất huyết, bạn vẫn nên thận trọng với căn bệnh này. Một lưu ý khác nữa là nếu tái nhiễm thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn lần nhiễm trước.
2. Những dấu hiệu mắc sốt xuất huyết ở người lớn
Người lớn mắc bệnh sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ nhỏ.
Người bệnh bị sốt sau khoảng 4 đến 7 ngày từ khi bị muỗi đốt. Kèm theo đó là những biểu hiện như đau hốc mắt, đau đầu, sốt cao, đau nhức cơ khớp, phát ban, nôn và buồn nôn,…
Sốt xuất huyết có thể gây phát ban
Trường hợp bị sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng, người bệnh đau đầu và có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu, người mệt mỏi, da tái xanh,… Trường hợp xuất huyết não khiến bệnh nhân, thậm chí liệt nửa người, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu của bệnh có thể là sốt cao
Triệu chứng sốt xuất huyết dengue: người bệnh có thể gặp phải tất cả những triệu chứng đã nhắc đến phía trên, kèm theo đó là hiện tượng chảy máu nhiều và hạ huyết áp,…
3. Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần phải được xác định mức độ của bệnh, từ đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất, ngăn chặn tối đa nguy cơ biến chứng.
Tùy theo thể bệnh, mức độ giai đoạn bệnh, người bệnh có thể có nhiều phương pháp chăm sóc y tế khác nhau. Trong những giai đoạn đầu, sốt xuất huyết người bệnh có thể chăm sóc theo dõi tại nhà nếu không thuộc diện sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo. Mọi trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo đều nên nhập viện theo dõi.
Giai đoạn điều trị bệnh tại nhà: Đối với người bệnh thuộc thể nhẹ thì phương pháp tốt nhất khi chăm sóc người bệnh tại nhà là bù nước cho người bệnh. Bạn nên để bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn mềm để dễ tiêu hóa, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi bệnh nhân sốt cao có thể lau bằng khăn mát. Lưu ý, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh tại nhà.
Nếu bù nước bằng đường uống không có kết quả, đồng thời người bệnh có xuất hiện những điểm xuất huyết dưới da hay niêm mạc, chân tay lạnh, khó thở, sốt li bì,… thì cần đưa đến bệnh viện chăm sóc y tế và kiểm tra đánh giá cần thiết ngay lập tức.
4. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt vì thế bệnh sốt xuất huyết có lây hay không, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức phòng bệnh của tất cả chúng ta. Vì thế để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây:
4.1. Tiêu diệt muỗi vằn lây bệnh
Muỗi vằn chính là nguồn lây bệnh trung gian và cách tốt nhất để phòng bệnh chính là tiêu diệt chúng tận gốc. Khi đó thì nguy cơ bùng phát dịch sẽ giảm đi đáng kể.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ là cách phòng bệnh hiệu quả
Đậy kín và vệ sinh những dụng cụ đựng nước ở trong nhà.
Thường xuyên vệ sinh, làm sạch nhà cửa, để nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
Loại bỏ những đồ dùng không sử dụng, rác thải và đồng thời sắp xếp đồ đạc ngăn nắp để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
Phát quang bụi rậm để muỗi bị hạn chế nơi trú ẩn.
Trồng các loại cây đuổi muỗi như hương thảo, bạc hà,…
Dùng vợt diệt muỗi, các loại tinh dầu chống muỗi, thuốc diệt muỗi,… lưu ý để xa tầm với của trẻ.
4.2. Phòng chống muỗi đốt
Nếu trong nhà có người bị sốt xuất huyết thì người bệnh được cho là ổ bệnh và muỗi vằn chính là kẻ phát tán bệnh. Vì thế cần đặc biệt lưu ý, phòng ngừa bị muỗi đốt. Một số biện pháp để phòng tránh bị muỗi đốt như:
Mặc quần áo dài tay để bạn có thêm một lớp bảo vệ và nên lựa chọn những bộ đồ có màu sáng, vì muỗi không thích màu sáng mà chỉ thích màu tối.
Muỗi không thích vitamin B1 vì thế bạn có thể thoa vitamin B1 lên tay để muỗi không đến gần.
Buông màn khi ngủ, kể cả ban ngày.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ bùng phát dịch và nguy cơ gây biến chứng rất cao.Vì thế bạn không nên chủ quan về căn bệnh này. Những thông tin trên cũng đã giúp bạn trả lời câu hỏi sốt xuất huyết có lây không. Như vậy, khi đã có những kiến thức cơ bản và hiểu rõ về bệnh thì bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều và có thể tránh được những nhầm lẫn trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và giúp bạn đặt lịch khám sớm nhất có thể.