Bác sĩ tư vấn: sốt xuất huyết lây qua đường nào? | Medlatec

Bác sĩ tư vấn: sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào? Với tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát phức tạp trên diện rộng như hiện nay, rất nhiều người lo ngại về khả năng mắc bệnh và lây bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ cung cấp thông tin về con đường lây truyền và cách phòng ngừa hiệu quả đến bạn đọc trong bài viết này.


05/10/2020 | Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: dấu hiệu và hướng điều trị đúng cách
28/09/2020 | Thực đơn cho người bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
28/09/2020 | Những dấu hiệu sốt xuất huyết đặc trưng ai cũng nên biết

1. Tìm hiểu về bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra, nhiều người nghĩ rằng muỗi vằn chính là nguyên nhân gây bệnh tuy nhiên chúng chỉ là vật trung gian truyền bệnh. Do virus Dengue có thể sinh sôi phát triển trong cơ thể muỗi, tồn tại ở tuyến nước bọt nên dễ dàng gây lây lan từ người bệnh ra cộng đồng. 

sốt xuất huyết lây qua đường nào

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, cả trẻ nhỏ và người lớn đều có thể mắc

Các nước khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới như Việt Nam là nơi bệnh sốt xuất huyết lưu hành, bệnh có thể xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thôn, nhất là vào mùa mưa, bệnh có thể bùng phát thành dịch.

Virus Dengue có 4 tuýp, chúng cũng gây ra 4 thể bệnh Sốt xuất huyết khác nhau. Hiện nay, cả 4 tuýp đều gây bệnh và thường luân phiên nhau, dẫn tới việc khó kiểm soát và phòng ngừa bệnh. Đây cũng là lý do khiến một người từng mắc sốt xuất huyết có thể tái phát trở lại nếu tác nhân gây bệnh là Virus Dengue thể khác.

Khác với nhiều bệnh do virus gây ra, người bệnh tái phát sốt xuất huyết thường nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn. Vì thế việc chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết luôn được nâng cao hàng đầu.

2. Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Nhiều người cho rằng, sốt xuất huyết do virus gây bệnh nên có thể lây truyền qua dịch tiết nước bọt hoặc qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần. Thực tế, virus gây sốt xuất huyết chỉ có thể tồn tại và lây truyền theo đường máu, thường lây truyền qua 2 con đường là:

Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết

2.1. Lây qua muỗi là vật truyền trung gian

Muỗi vằn (Aedes) con đường lây bệnh sốt xuất huyết phổ biến nhất, nó có thể gây bùng dịch trong thời gian cao điểm. Chúng lây truyền bệnh sốt xuất huyết như sau:

  • Muỗi vằn hút máu người bệnh sốt xuất huyết hoặc người mang virus gây bệnh nhưng đang trong thời kỳ ủ bệnh. Sau 8 - 11 ngày, virus tới cư trú ở tuyến nước bọt của muỗi. 

  • Muỗi đốt người không bị bệnh, virus Dengue từ tuyến nước bọt của muỗi truyền vào người và gây bệnh.

  • Virus sốt xuất huyết cư trú trong tuyến nước bọt của muỗi cho đến hết vòng đời của chúng nên một con muỗi mang mầm bệnh có thể gây bệnh cho rất nhiều người lành. Với con đường lây truyền này, việc loại trừ muỗi trung gian truyền bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa.

Chỉ có muỗi vằn cái hút máu người để sống và sinh sản, thời gian hoạt động của chúng là ban ngày, đặc biệt là thời điểm sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và lúc chiều tối. Địa điểm cư trú ưa thích của muỗi là các khu vực tối trong nhà, ít gió ít ánh sáng như: trong tủ quần áo, sau rèm cửa, trong nhà vệ sinh,…

Muỗi Aedes thường cư trú ở nơi ít ánh sáng

Muỗi Aedes thường cư trú ở nơi ít ánh sáng

Giống như đặc điểm sinh sản của muỗi, loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh sản và đẻ trứng tại các khu vực có nước đọng. Thời gian muỗi phát triển mạnh nhất trong năm là mùa mưa ẩm, khi nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C. Đây cũng là khoảng thời gian bùng dịch sốt xuất huyết khi muỗi gây bệnh hoạt động nhiều.

2.2. Lây truyền qua đường máu

Virus gây sốt xuất huyết của thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường máu như:

  • Dùng chung bơm kim tiêm.

  • Tiếp xúc với máu người bệnh mang virus qua vết tổn thương hở.

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua đường máu rất ít phổ biến, chủ yếu là do muỗi vằn.

3. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Biết được sốt xuất huyết lây qua đường nào, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng những biện pháp sau:

3.1. Đảm bảo tiêu diệt, không cho vật trung gian truyền bệnh phát triển

Cần diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy bằng cách:

  • Loại bỏ nơi muỗi sinh sản, hạn chế ao tù nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước quanh nhà.

  • Trong bể nước nên thả cá để diệt loăng quăng, bọ gậy.

  • Các dụng cụ chứa nước cần thay rửa thường xuyên. Nếu không dùng nên úp xuống hoặc thu gom phế thải.

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để hạn chế tối đa nơi muỗi trú ẩn.

 Dọn dẹp bụi rậm quanh nhà loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi

 Dọn dẹp bụi rậm quanh nhà loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi

  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, giảm tối đa nơi trú ngụ cho muỗi, có thể trồng một số loại cây tinh dầu có tác dụng đuổi muỗi như bạc hà, hương thảo,…

  • Thay nước bình hoa thường xuyên, không lưu trữ nước trong thau chậu để tránh muỗi đẻ trứng.

3.2. Phòng ngừa muỗi đốt

Mặc quần áo dài tay, đặc biệt khi trời chập tối hoặc di chuyển đến những nơi bụi rậm, ẩm ướt muỗi cư trú nhiều sẽ giúp làn da của bạn có một lớp bảo vệ mỏng. Sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi, thuốc xịt muỗi, vợt điện,… cũng giúp bảo vệ trước sự tấn công của loài sinh vật này. Lưu ý để các loại thuốc diệt muỗi xa tầm tay trẻ em và động vật.

Luôn mắc màn khi đi ngủ kể cả ban ngày và ban đêm, nếu nhiều muỗi có thể dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Sử dụng quạt và điều hòa cũng giúp bạn loại bỏ phần nào sự tấn công. 

Hiện nay, trước và trong các đợt dịch sốt xuất huyết cao điểm, nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện phun hóa chất diệt muỗi. Thuốc có thể gây mùi khó chịu nhưng hãy phối hợp tích cực với chính quyền giúp bảo vệ chính sức khỏe bản thân và chống dịch hiệu quả.

Chính quyền có các đợt phun thuốc muỗi phòng sốt xuất huyết

Chính quyền có các đợt phun thuốc muỗi phòng sốt xuất huyết

Hiểu rõ về sốt xuất huyết lây qua đường nào, chúng ta có thể chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người có sức khỏe yếu cần được bảo vệ tốt hơn trước căn bệnh này.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp