Sốc tim xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm đủ máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, nó thường xảy ra sau một cơn đau tim nghiêm trọng. Bệnh nhân bị sốc tim có thể tử vong nhanh chóng nếu không xử lý y tế kịp thời.
18/08/2021 | Sức khỏe tim mạch: Bệnh van tim khi nào cần phẫu thuật? 18/08/2021 | Cảnh báo bệnh viêm cơ tim ở trẻ em và cách phòng ngừa 16/08/2021 | Cơ tim hạn chế: phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả
1. Nhận biết nhanh chóng cơn sốc tim
Có hai yếu tố để nhận biết nhanh chóng tình trạng sốc tim bao gồm:
1.1. Triệu chứng của sốc tim
Sốc tim là biến chứng tim xảy ra đột ngột và nguy hiểm
Bệnh nhân sốc tim sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mất ý thức, hạ huyết áp, thở nhanh với hơi thở ngắn, nhịp tim nhanh và thay đổi đột ngột, đổ mồ hôi, lạnh tay chân, da nhợt nhạt, ít tiểu hoặc vô niệu, tim đập yếu,…
Cơn sốc tim xảy ra rất nhanh và những triệu chứng này sẽ đột ngột xuất hiện.
1.2. Cơn sốc tim xảy ra sau một cơn đau tim
Cơn sốc tim thường xuất hiện ngay sau cơn đau tim, vì thế cần nhận biết triệu chứng cơn đau tim bao gồm:
-
Đau thắt ngực từng cơn hoặc đau liên tục, vị trí đau nhất là giữa lồng ngực, thời gian xuất hiện có thể chỉ vài phút hoặc kéo dài đến hàng giờ.
-
Cơn đau ngực tăng lên khi hoạt động gắng sức, nghiêm trọng hơn nó xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
-
Đau ngực lan rộng đến vai, một hoặc cả hai cánh tay, răng, lưng,…
-
Đổ mồ hôi, tay chân lạnh.
-
Chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa đột ngột.
2. Những nguyên nhân dẫn tới sốc tim
Phần lớn sốc tim là do tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng do cơn đau thắt ngực gây ra, dẫn đến tổn thương tâm thất trái. Động mạch cảnh nuôi tim bị tắc nghẽn, dẫn đến cơ tim không được nuôi dưỡng bởi máu giàu oxy, khi tế bào cơ tim bị thiếu oxy quá lâu sẽ dẫn đến tổn thương và hoại tử, nặng sẽ dẫn đến sốc tim.
Cơn sốc tim thường xảy ra sau cơn đau tim
Ngoài nguyên nhân thường gặp nhất là do cơn đau tim, sốc tim còn xảy ra do:
-
Chứng rối loạn nhịp tim.
-
Nhiễm trùng van tim, hay còn gọi là viêm nội tâm mạc.
-
Viêm cơ tim.
-
Suy tim.
-
Sử dụng thuốc quá liều gây nhiễm độc cho tim hoặc độc tố từ thực phẩm, vi khuẩn gây bệnh.
-
Chèn ép tim.
Sốc tim nếu xảy ra ở bệnh nhân có bệnh lý nền ở tim, tiến triển bệnh sẽ nguy hiểm hơn. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân bị sốc tim có thể tử vong nhanh chóng.
3. Xử trí và cấp cứu cho bệnh nhân bị sốc tim
Bệnh nhân bị sốc tim cần được chẩn đoán nhanh thông qua dấu hiệu và triệu chứng sốc, đôi khi một số thử nghiệm nhanh sẽ được thực hiện như:
-
Đo huyết áp: Thấy huyết áp của bệnh nhân rất thấp.
-
Đo điện tâm đồ: dẫn truyền xung điện bất thường hoặc có dịch tích tụ quanh tim.
-
Xét nghiệm máu: Tìm thấy dấu hiệu tổn thương tim, nội tạng, nhiễm trùng hoặc đau thắt ngực.
-
Chụp X-quang ngực: Hình dạng tim, các mạch máu xung quanh tim bất thường cũng như tình trạng tích tụ dịch trong phổi.
-
Chụp động mạch vành: Xem xét các khu vực mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn.
-
Siêu âm tim: Nhìn thấy hình ảnh tổn thương trái tim trong những cơn đau thắt ngực.
Chẩn đoán nhanh cơn sốc tim dựa trên triệu chứng và kiểm tra lâm sàng
Khi đã xác định nhanh được tình trạng sốc tim, bệnh nhân phải được cấp cứu ngay lập tức nhằm giảm thiểu tối đa tổn thương do thiếu oxy khi tim hoạt động kém. Cụ thể như sau:
Điều trị cấp cứu cứu sống khẩn cấp cho bệnh nhân sốc tim
Bệnh nhân sốc tim hầu hết phải được cung cấp thêm oxy băng thở oxy hoặc dùng máy trợ thở, đồng thời truyền dịch và thuốc qua tĩnh mạch để điều trị sốc, tăng khả năng bơm máu cho tim. Các thuốc được bơm điều trị cho bệnh nhân sốc tim bao gồm:
-
Các hoạt chất gây co cơ: nhằm cải thiện chức năng co bóp của cơ tim, xử lý nhanh và cứu sống người bệnh bị sốc tim trước khi các thuốc điều trị khác có hiệu quả. Các hoạt chất gây co cơ thường dùng như dopamine hoặc norepinephrine.
-
Aspirin: Thuốc này thường được sử dụng ngay lập tức để giảm đông máu, giúp dẫn lưu dòng máu qua động mạch bị hẹp. Ở các bệnh nhân nguy cơ cao bị sốc tim do hẹp mạch máu, bác sĩ thường kê uống Aspirin mỗi khi xuất hiện cơn đau thắt ngực để xử lý lưu thông máu tạm thời trước khi có can thiệp y tế.
-
Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Các thuốc này giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong thời gian chức năng tim bị ảnh hưởng do sốc tim. Các thuốc thường dùng gồm: thuốc chẹn thụ thể, clopidogrel đường uống,…
-
Thuốc tan huyết khối: Khi xuất hiện cục máu đông hoặc sợi huyết ở bệnh nhân sốc tim, cần sử dụng các thuốc tan huyết khối sớm để cứu sống bệnh nhân.
Thuốc truyền tĩnh mạch đường chỉ định cho bệnh nhân sốc tim
Can thiệp y khoa
Khi thuốc nội khoa không có tác dụng tốt hoặc sốc tim nghiêm trọng không thể phục hồi bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp y khoa sớm. Mục tiêu của can thiệp y khoa là phục hồi lưu lượng máu lưu thông đến tim, gồm các kỹ thuật sau:
-
Bơm bóng: Một quả bóng được đẩy vào động mạch chủ, sau đó bơm phồng lên để mở rộng động mạch chủ, giúp lưu thông máu, giảm tải cho tim.
-
Tạo hình mạch máu và đặt stent: Khi tình trạng sốc tim xảy ra do tắc nghẽn mạch máu, ống stent sẽ được đưa vào vị trí mạch này, sau đó bơm phồng lên để cố định vị trí động mạch, giúp lòng mạch máu thông thoáng.
-
Hỗ trợ cơ học: Hiện nay nhiều kỹ thuật mới được áp dụng như oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể để cải thiện lưu lượng máu, cung cấp oxy cho cơ thể, ngăn ngừa tử vong do sốc tim.
Phẫu thuật
Khi điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa đều không đem lại hiệu quả như mong muốn trong điều trị sốc tim, bác sĩ có thể cần phẫu thuật để xử lý. Lựa chọn loại phẫu thuật còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng dẫn đến sốc tim như: phẫu thuật chữa trị tổn thương ở tim, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ghép tim, lắp đặt thiết bị hỗ trợ tâm thất.
Phẫu thuật cần thực hiện ở bệnh nhân sốc tim không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc thủ thuật can thiệp
Như vậy, sốc tim là một tình trạng cấp tính nguy hiểm, nếu không can thiệp y tế sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó ngay khi xuất hiện triệu chứng sốc tim, nhất là ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch trước đó cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Cấp cứu sớm có vai trò quyết định đến tính mạng của bệnh nhân.