Sốc phản vệ là một loại tai biến dị ứng nặng, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy làm thế nào nếu bệnh phát đột ngột? Cách ứng phó và sơ cứu kịp thời ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
21/12/2020 | Sốc phản vệ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 08/10/2020 | Sốc phản vệ là gì và nguy hiểm như thế nào? 28/06/2019 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công ca sốc phản vệ nguy kịch
1. Tổng quan về tình trạng
Là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng có thể gây bất tỉnh tạm thời, nặng hơn là tử vong nếu không được ứng cứu và điều trị kịp thời.
Phản ứng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc và dị ứng với một số loại thuốc, nọc độc côn trùng hoặc đồ ăn,... Đây là một hội chứng lâm sàng và có thể nhận biết dễ dàng thông qua các phản ứng nhanh như: giãn mạch đột ngột, thành mạch tăng tính thẩm thấu. Huyết áp giảm nhanh, đặc biệt là đường thở bị tắc nghẽn gây khó thở, thậm chí tử vong nhanh chóng.
Tình trạng có thể gây bất tỉnh đột ngột thậm chí là gây tử vong
2. Nguyên nhân
Sốc phản vệ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số trường hợp ta có thể phát hiện được nguyên nhân nhưng một số khác thì rất khó xác định. Bởi có thể chúng xảy ra do nhiều nguyên nhân cộng gộp mà nên. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường thấy như:
Dị ứng một số loại thuốc:
Một số loại thuốc có thể gây dị ứng nếu sử dụng bừa bãi như: thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc các vitamin dưới dạng truyền, thuốc gây tê/ gây mê, vaccine,...
Do nọc độc côn trùng:
Nếu bất cẩn để ong đốt, rắn, bọ cạp, kiến cắn,... không những gây tổn thương da, dị ứng ngứa ngáy mà còn dễ gây sốc phản vệ.
Nọc độc côn trùng là một trong những yếu tố dị nguyên gây sốc phản vệ
Do thức ăn:
Một số loại thực phẩm có khả năng gây sốc phản vệ như cá thu, xôi gấc, tôm, trứng, lạc, khoai tây,... Những người có cơ địa nhạy cảm thường gặp phải.
Mặc dù do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng hầu như các triệu chứng của sốc phản vệ là tương đồng với nhau. Không chỉ vậy, đây là căn bệnh phát sinh tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người chứ không phải bất kỳ biến chứng của một dị nguyên nào gây ra.
3. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh
Hầu hết, các triệu chứng của sốc phản vệ thường xuất hiện ở da hoặc niêm mạc, hoặc hệ tuần hoàn như giảm huyết áp. Chỉ khoảng 20% trong số chúng là không xuất hiện các triệu chứng. Đối với những trường hợp này ta cần chú ý để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Tùy theo phản ứng của các dị nguyên mà tình trạng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau:
Mức độ nhẹ:
-
Người bệnh đau đầu, chóng mặt.
-
Cơ thể xuất hiện mề đay, mẩn ngứa.
Sốc phản vệ dị gây nổi mề đay, mẩn ngứa
Mức độ trung bình:
-
Mày đay, ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh.
-
Khó thở, tức ngực, thở rít.
-
Đau bụng, nôn.
-
Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, chưa có rối loạn ý thức.
Mức độ nặng:
Đây là mức độ rất nguy hiểm, thường xảy ra ngay khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố dị ứng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.
-
Đường thở: khàn tiếng, thở rít, tiếng rít thanh quản. Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.
-
Tuần hoàn: da nhợt, lạnh, ẩm, tụt huyết áp. Rối loạn ý thức, hôn mê, rối loạn cơ tròn.
4. Cách sơ cứu người bị sốc phản vệ trong trường hợp khẩn cấp
Sốc phản vệ là một căn bệnh có diễn biến rất nhanh, người bệnh nhanh chóng rơi vào tình thế nguy kịch nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời.
Các bước và những “nguyên tắc sống còn” giúp bạn và người thân vượt qua cơn nguy kịch khi bị sốc phản vệ:
-
Gọi cho y tế gần nhất hoặc số điện thoại cứu trợ 115.
-
Lập tức dừng tất cả các yếu tố dị nguyên gây nguy cơ.
-
Sau đó, đặt bệnh nhân nằm thoải mái tại chỗ, hạn chế người tụ tập bao quanh nạn nhân, tạo môi trường thoáng khí cho nạn nhân. Tư thế chân cao đầu thấp.
-
Nếu có chút hiểu biết về thuốc, hãy chuẩn bị Adrenalin - thuốc thường được sử dụng trong chống sốc phản vệ. Tiêm bắp cho nạn nhân với liều lượng như sau:
- 1/2 - 1 ống cho người lớn, đối với trẻ em dùng 0.3 ml.
- Tiếp tục tiêm với liều lượng như trên cứ mỗi 3 phút phút cho đến khi huyết áp ổn định.
Gọi cấp cứu và tiến hành nhanh chóng các thao tác sơ cứu
Phải khẩn trương thực hiện các thao tác trên đến khi đảm bảo nạn nhân thở được, ổn định hô hấp, tuần hoàn rồi mới chuyển bệnh nhân đi nơi khác. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản và sống còn đối với sốc phản vệ mà bạn nên biết.
Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc tuyến trên để kịp thời điều trị theo các phác đồ do bác sĩ đưa ra.
5. Một số cách phòng bị sốc phản vệ bạn nên biết
Sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm với các yếu tố dị nguyên. Chỉ cần một tiếp xúc nhỏ với các yếu tố dị nguyên cũng đủ làm nạn nhân phát bệnh. Vì vậy, cần phải có những biện pháp hợp lý để phòng ngừa như sau:
-
Nếu bạn đã biết mình hay bị dị ứng với các yếu tố bên ngoài môi trường, hãy nhớ mang theo thuốc chống dị ứng mỗi khi ra ngoài. Tuy nhiên, những loại thuốc này phải do bác sĩ kê đơn và phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Nếu bạn cần phải phẫu thuật, hãy thông báo cho bác sĩ biết bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm với những cái gì và những loại thuốc nào. Ngay cả khi kê đơn thuốc bạn cũng nên làm điều tương tự.
-
Hãy thông báo cho bác sĩ nếu đang tiêm thuốc mà bạn có một số cảm giác như tê lưỡi, bồn chồn,... để bác sĩ ngừng tiêm và cấp cứu kịp thời. hoặc sau khi tiêm hãy nán lại 30 phút xem có bất kỳ dấu hiệu sốc phản vệ nào hay không.
-
Tránh ăn những thực phẩm lạ, những thực phẩm không rõ bản thân có bị dị ứng hay không. Hãy thử một lượng nhỏ trước, sau 24h nếu cơ thể không có bất kỳ biểu hiện lạ nào, lúc đó có thể ăn bình thường.
-
Tránh tiếp xúc với các loại côn trùng có nọc độc như kiến ba khoang, ong, rắn,... để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Ngừng tiêm thuốc vào cơ thể nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
Trên đây là một số điều cơ bản về sốc phản vệ - một biến chứng y khoa khá nguy hiểm đến tính mạng con người. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng, từ đó có những ứng cứu kịp thời và hợp lý để giúp đỡ những người xung quanh cũng như người thân gia đình.