Tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra chỉ vài giây hoặc thậm chí vài phút khi người bệnh tiếp xúc với chất dị ứng với họ. Những bệnh nhân này nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời thì rất khó qua khỏi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn dành cho bạn.
28/06/2019 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công ca sốc phản vệ nguy kịch 02/05/2019 | Hiện tượng sốc nhiệt vào mùa hè là do đâu?
1. Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng, là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng từ hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cho nạn nhân bị sốc.
Tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra chỉ vài giây
Đây cũng được cho là một tình trạng, dễ nhận biết, khi xuất hiện tình trạng giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức.
Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân nhưng số còn lại thì không xác định được vì nó có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp lại và việc chẩn đoán lại càng khó khăn hơn.
Sốc phản vệ do tiêm kháng sinh penicillin chính được cho là hay gặp nhất.
2. Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ
Các loại thuốc uống, thuốc tiêm, các loại kháng sinh, truyền dịch, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê,… được cho là những nguyên nhân phổ biến của tình trạng sốc phản vệ do thuốc.
Ngoài ra, nọc côn trùng, chẳng hạn như nọc ong cũng có thể gây nên tình trạng này.
Nhiều trường hợp sốc phản vệ do ăn các loại hải sản
Một số loại thức ăn chẳng hạn như các loại hải sản, trứng, lạc cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ do thức ăn.
Các trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng như tình trạng mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát thì cũng có thể gây sốc.
3. Sốc phản vệ có nguy hiểm?
Chỉ sau vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Tình trạng sốc xuất hiện càng sớm thì mức độ nguy hiểm càng trầm trọng và tỉ lệ tử vong càng cao.
Vì thế, việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như dị nguyên cụ thể là vô cùng cần thiết để việc cấp cứu nhanh chóng, chính xác cho người bệnh.
Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây sốc
Diễn biến của sốc phản vệ được chia thành 3 mức độ là nhẹ, trung bình và nặng.
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân cảm thấy đau đầu, chóng mặt và có cảm giác sợ hãi. Nhiều trường hợp có thể xuất hiện những nốt mề đay, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, các ngón tay bị tê, có hiện tượng khó thở, bụng đau quặn, mệt mỏi và đi tiểu, đi ngoài không tự chủ. Phổi có ran rít, ran ngáy giống như hiện tượng hen phế quản, không nghe rõ nhịp tim của bệnh nhân. Tụt huyết áp, tim đập nhanh.
Ở mức độ nặng hơn, các biểu hiện có thể rõ ràng hơn, bệnh nhân thường choáng váng, hoảng hốt, ngứa ran khắp người, khó thở, nhiều trường hợp co giật, chảy máu mũi, xuất huyết dạ dày và đôi khi là hôn mê. Da bệnh nhân tái nhợt, môi thâm và đồng tử giãn, niêm mạc có tình trạng tái tím. Nhịp tim yếu, khó bắt mạch và nhiều trường hợp không đo được huyết áp.
Ở mức độ nghiêm trọng, có thể xảy ra ngay những phút đầu tiên khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên khiến người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, co giật, không đo được huyết áp, có thể tử vong sau ít phút hoặc một số ít trường hợp tử vong sau vài giờ.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi của bệnh nhân đều thấp. Ở giai đoạn này, rõ ràng nhận thấy ở người bệnh tình trạng thiếu oxy máu và hiện tượng giảm thể tích tuần hoàn.
- Sốc giảm thể tích là sự giãn mạch, mất máu vào các khoang chứa ngoài thành mạch, và kèm theo hiện tượng giảm co bóp cơ tim. Chính vì thế, cấp cứu sốc giảm thể tích là điều quan trọng nhất trong cấp cứu sốc phản vệ.
- Một số biến chứng muộn như viêm cầu thận, viêm thận, viêm cơ tim dị ứng,…chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.
- Một số trường hợp đã được điều trị nhưng khoảng 1,2 tuần sau đó mới xuất hiện tình trạng hen phế quản, hiện tượng mày đay tái phát nhiều lần và đôi khi là một số bệnh như viêm nút quanh động mạch, Lupus ban đỏ,...
4. Bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt
Một số biểu hiện của sốc phản vệ nguy hiểm như da người bệnh nhợt nhạt, da lạnh hoặc ẩm, bệnh nhân khó thở, mạch nhanh, yếu, người bệnh bị mất ý thức,…
Bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt
Người bệnh bị sốc phản vệ cần phải được cấp cứu càng sớm càng tốt. Vi thế, trong trường hợp thấy ai đó bị phản ứng dị ứng hoặc có các biểu hiện giống với sốc phản vệ nhưng không chắc chắn, bạn vẫn nên:
Gọi 115 hoặc liên hệ tới trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Để người bệnh ở tư thế nằm thoải mái và nâng cao chân bệnh nhân lên.
Kiểm tra mạch, nhịp thở của người bệnh. Có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu hoặc tiến hành hồi sức tim phổi cho nạn nhân.
Có thể khẳng định rằng, hiện tượng sốc phản vệ là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Những người có nguy cơ cao nên mang theo dụng cụ tiêm tự động. Đây là ống tiêm có khả năng kết hợp với kim tiêm ẩn, khi ấn vào đùi, nó sẽ có tác động làm chậm các phản ứng sống và tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Nếu bạn còn thắc mắc, muốn được tư vấn các vấn đề về sức khỏe hoặc cần đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56. Các chuyên gia tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín tại thủ đô Hà Nội. Chúng tôi tự hào về đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm với người bệnh. Không những thế, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị máy móc tân tiến giúp việc chẩn đoán chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và tăng hiệu quả điều trị cũng là một điểm cộng của bệnh viện. Đến với MEDLATEC, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế với chất lượng tốt nhất.